Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN -

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN GDCD

 

Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

Câu 1. Trong dịp tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q, nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.                                            B. Quyền tự do tư tưởng.

C. Quyền bày tỏ ý kiến.                                                 D. Quyền xây dựng chính quyền.

Câu 2. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của ngưởi khác là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Quyền bí mật đời tư.

D. Quyền tự do cá nhân.

Câu 3. Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây ?

A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến.                              B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do hội họp.                                                D. Quyền xây dựng đất nước.

Câu 4. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền tham gia ý kiến.                                             B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tư tưởng.                                               D. Quyền tự do báo chí.

Câu 5. Hành vi nào dưới đây là đúng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.

B. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.

D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.

Câu 6: Quyền nào sau đây đảm bảo cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của nhà nước và xã hội?

A. Quyền tự do ngôn luận.    

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà.

B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.

C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.

D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Câu 8. Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D ?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

 B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền tự do yêu đương.

Câu 9: Khám chỗ ở đúng pháp luật là

A. khi có lệnh của những người có thẩm quyền.

B. theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

C. khi có lệnh của những người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

D. khi khẳng định có tội phạm ở trong đó.

Câu 10: Quyền tự do ngôn luận là

A. tự chủ trong các quan điểm về chính trị - xã hội của công dân.

B. một trong các quyền tự do cơ bản của công dân.

C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

D. quyền được nhà nước bảo đảm phát triển của công dân.

Câu 11: Bạn T viết bình luận, đưa ra quan điểm của mình về hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia 2017 trên cổng thông tin điện tử của Bộ giáo dục và Đào tạo. Bạn T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tự do ngôn luận.                                                                                   B. Thay đổi phương thức giáo dục.

C. Tham gia quản lí nhà nước.                                                                    D. Tích cực đàm phán.

Câu 12: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?  

A. Biết rõ nơi đó có phương tiện gây án.  B. Biết rõ nơi đó có tài liệu quan trọng.

C. Biết rõ nơi đó có dao, búa, kiếm.           D. Biết rõ nơi đó có phương tiện, công cụ nguy hiểm.

Câu 13: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp     

A. có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có tài liệu liên quan đến vụ án.

B. chỗ ở đó có công cụ có thể gây án.

C. khi biết nơi đó có gậy gộc, búa rìu.

D. nghi ngờ nơi đó có tội phạm.

Câu 14: Việc khám chỗ ở của công dân cần phải

A. có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có tài liệu liên quan đến vụ án.

B. nghi ngờ chỗ ở đó có tội phạm lẩn trốn.

C. chỗ ở đó có tài liệu quan trọng.

D. đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Câu 15: Ai là người có thẩm quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

A. Bộ đội và công an.                                          B. Viện trưởng Viện Kiểm sát.

C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân.                              D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Câu 16: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là  

A. công dân có quyền được bảo vệ chỗ ở.

B. chỗ ở của công dân có quyền được tôn trọng.

C. công dân có quyền được sống tự do trong nhà của mình.

D. chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng.

Câu 17: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của

A. cơ quan nhà nước.                                B. cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

C. thủ trưởng cơ quan.                               D. thủ trưởng cơ quan cấp trên.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không thuộc về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn, bí mật.

B. Việc kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định.

C. Việc kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của cá nhân phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Đã là vợ chồng thì có quyền kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của nhau.

Câu 19: Trong cuộc họp của công ty, ông B là Tổng giám đốc đã ngắt lời không cho chị N phát biểu phê bình chủ tịch công đoàn. Khi anh A đang trình bày ý kiến ủng hộ quan điểm của chị N thì bị ông H là Phó Tổng giám đốc ra lệnh cho anh M là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh A phải ra khỏi cuộc họp. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Ông B, ông H và anh M.                                           B. Ông H và anh M.    

C. Ông B và ông H.                                                       D. Ông B, ông H và chị N.

Câu 20. Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Chị T và anh P.                                                         B. Giám đốc B, chị T và anh P.

C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K.                          D. Giám đốc B và chị T.

ĐÁP ÁN

 

1A

2B

3B

4B

5B

6A

7B

8C

9C

10B

11A

12A

13A

14D

15B

16D

17B

18D

19C

20A

 

 

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

Câu 1. Việc công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của quyền

A. khiếu nại.                B. tố cáo.       C. tham gia quản lí nhà nước.               D. bầu cử và ứng cử.

Câu 2. Việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi trái phái pháp luật của bất cứ cá nhân, tổ chức nào là biểu hiện của quyền

A. khiếu nại.                B. tố cáo.        C. tham gia quản lí nhà nước.               D. bầu cử và ứng cử.

Câu 3. CD thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua việc

A. tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng.

B. tham gia lao động công ích ở địa phương.

C. thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

D. Viết bài đăng báo, quảng bá cho du lịch ở địa phương.

Câu 4. Việc làm nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.

D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 5. Quyền bầu cử, ứng cử là một trong các quyền dân chủ

A. hình thức.                   B. cơ bản.                     C. trực tiếp.                     D. gián tiếp.

Câu 6. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc

A. bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.                           

B. bình đẳng, công khai, tự nguyện và bỏ phiếu kín.

C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

D. trực tiếp, tự do, dân chủ, công khai.

Câu 7: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là  quyền của ai dưới đây?

A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Đại biểu Quốc hội.

Câu 8: Quyền nào dưới đây là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.                                     B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.       D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 9: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở cấp cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc

A. dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.      B. dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

C. dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân theo dõi.             D. Dân quyết định, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 10. Mục đích của quyền khiếu nại nhằm

A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại.             

B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật     

D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 11. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây?

A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.

B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo.

C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.

D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Câu 12. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo là ai trong các trường hợp dưới đây?

A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính bị khiếu nại.

B. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của người bị tố cáo.

C. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ.

D. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Câu 13. Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử ?

A. Người đã được xóa án.                                            

B. Người không có năng lực hành vi dân sự.

C. Người đang bị nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật.      

D. Học sinh lớp 12 đã đủ 18 tuổi.

Câu 14: Pháp luật quy định về điều kiện tự ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là

A. mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.

B. mọi công dân đủ 18 tuổi, có năng  lực và  tín nhiệm với cử tri.

C. mọi công dân đủ 21 tuổi, có năng  lực và  tín nhiệm với cử tri.

D. mọi công dân  đủ 21 tuổi, có năng lực và không vi phạm luật.

Câu 15: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông .             B. Trực tiếp.                              C. Bỏ phiếu kín.                        D. Bình đẳng.

Câu 16 . Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là

A. 21/5/1990               B. 21/4/1991                     C. 21/5/1994.                            D. 21/5/1993

Câu 17: Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền 

A. ứng cử.                       B. bầu cử.                                 C. tố cáo.                                       D. khiếu nại.  

Câu 18. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố là một nội dung thuộc

A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.                      B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.

C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.                     D. cách thức khiếu nại, tố cáo.

Câu 19: Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc quyền dân chủ nào sau đây?

A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.               B. Quyền bầu cử và ứng cử.

C. Quyền khiếu nại và tố cáo.                             

D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín.

Câu 20: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho xã T. Hành vi này của anh A thuộc quyền dân chủ nào sau đây?

A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử                 B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.              D. Quyền tự do lập hội và tự do hội hợp.

Câu 21: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến về mức đóng góp xây dựng cầu địa phương. Như vậy, nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ gián tiếp.    B. Dân chủ công khai.     C. Dân chủ trực tiếp.    D. Dân chủ tập trung.

Câu 22. Nhìn thấy tên trộm đang bẻ khóa nhà hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào trong các trường hợp dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Lờ đi cho khỏi liên lụy.                                   B. Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền.

C. Hô to và nhảy vào bắt quả tang.                      D. Bí mật theo dõi và thu thập chứng cứ.

Câu 23. Khi nhận được quyết định đuổi học của nhà trường dành cho mình mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến người nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Hiệu trưởng nhà trường.                                           B. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo.

C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.                        D. tòa án nhân dân.

Câu 24. Nếu bạn của em bị đánh gây thương tích nặng, em sẽ khuyên bạn làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền

B. tố cáo người đánh mình với cơ quan có thẩm quyền.

C. Tập hợp bạn bè để trả thù.                            

D. Chấp nhận vì sợ bị trả thù.

Câu 25. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là

A. 21/5/1993               B. 21/4/1995                     C. 21/5/1994.                            D. 21/5/1996

Câu 26: Ông David đủ 20 tuổi là người Mỹ, lập gia đình và nhập quốc tịch Việt Nam được 1 tháng. Vậy ông David

A. có quyền bầu cử.     B.  có quyền ứng cử.    C. không được bầu cử.   D. không được ứng cử.

Câu 27: Theo quy định người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc

A. phổ thông.               B. bỏ phiếu kín.             C. bình đẳng.                                 D. trực tiếp.

Câu 28: Công dân góp ý xây dựng luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi

A. cơ sở.                       B. cả nước.                               C. địa phương.                  D. trung ương.

Câu 29: Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?

A. Quyền tố cáo.            B. Quyền ứng cử.        C. Quyền bầu cử.             D. Quyền khiếu nại.

Câu 30. Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện 

A. quyền tố cáo.         B. quyền khiếu nại.    C. quyền bãi nại.          D. quyền khiếu nại và tố cáo.

Câu 31: Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B (Phó chủ tịch ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ gián tiếp.   B. Dân chủ công khai     C. Dân chủ tập trung.           D. Dân chủ trực tiếp.

Câu 32: Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?

A. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T                                                                                                                          B. Anh B, sinh viên K và T.

C. Vợ chồng anh B và sinh viên K                                                                                                                              D. Vợ chồng anh B và sinh viên T

Câu 33. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?

A. Anh A, chị S, chị C và ông X.                        B. Ông X, chị S và chị C.

C. Chị S, chị C và anh A.                                     D. Anh A, ông X và chị S.

Câu 34. Ông B giám đốc sở X kí quyết định điều chuyển chị A nhân viên đến công tác ở một đơn vị xa nhà dù chị đang nuôi con nhỏ vì nghi ngờ chị A biết việc mình sử dụng bằng đại học giả. Trên đường đi làm, chị A điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ nên bị anh C là cảnh sát giao thông yêu cầu đưa cho anh một triệu đồng. Bị chị A từ chối, anh C lập biên bản xử phạt thêm lỗi mà chị không vi phạm. Bức xúc, chị A thuê anh D viết bài nói xấu anh C và ông B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị tố cáo vừa bị khiếu nại?

A. Ông B, anh C và anh D.                                            B. Chị A và anh D.

 C. Ông B và anh C.                                                      D. Ông B, anh C và chị A.

ĐÁP ÁN

 

1A

2B

3C

4B

5C

6C

7A

8C

9B

10B

11A

12A

13B

14C

15D

16A

17C

18A

19A

20B

21C

22B

23A

24B

25A

26A

27D

28B

29D

30A

31D

32A

33D

34C