Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN -

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD LỚP 12

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

TỔ GIÁO DỤC CÔNG DÂN

              ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN GDCD LỚP 12

 

BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Quyền tự do cơ bản của công dân là quyền quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật.

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân. (Phần 1a. và 1b. đã thi học kỳ I)

    c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

* Thế nào là quyền BKXP về chỗ ở của CD. (Điều 22 HP 2013)

- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp PL cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành một cách tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do PL quy định.

* Nội dung quyền BKXP về chỗ ở của CD.

- Nội dung 1: Không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Nội dung 2: Khám chỗ ở của công dân phải theo đúng pháp luật.

+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

+ Trường hợp 2: Việc khám chỗ ở, làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã.

- Trình tự khám xét (cả 2 trường hợp)

+ Phải đọc lệnh khám, đưa cho đương sự đọc và giải thích cho đương sự

+ Khi khám phải có mặt người chủ hoặc người thành niên trong gia đình và đại diện chính quyền địa phương (xã…)

+ Không được khám vào ban đêm (nếu khám phải ghi biên bản)

+ Khi khám chỗ làm việc thì phải có mặt người đó (nếu không thể trì hoãn thì phải ghi biên bản)

d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. (Điêù 21 hp 2013)

- Thư tín, điện tín, điện thoại là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của con người thuộc về bí mật đời tư của cá nhân cần phải được đảm bảo.

- Không ai được tự tiện bóc mở, giữ, tiêu huỷ điện tín của người khác.

- Chỉ có nhũng người có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết được kiểm soát điện thoại, điện tín của người khác.

- Ý nghĩa:

+ Đảm bảo đời sống tư của mỗi người

+ Công dân có đời sống TT thoả mái.

e. Quyền tự do ngôn luận.

- Quy định điều 25 HP 2013

- Là quyền TD cơ bản của công dân

- Là điều kiện chủ động và tích cực để công dân tham gia vào công việc NN và XH.

- Hình thức

+ Trực tiếp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố…

+ Gián tiếp: thông qua báo, đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu QH, HĐND các cấp.

- Ý nghĩa:

+ Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự của công dân.

+ Là điều kiện để công dân tham gia quản lí NN và XH

2. Trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền TD cơ bản của công dân.

b. Trách nhiệm của công dân.

- CD cần học tập và tìm hiểu PL

- CD có trách nhiệm phê phán đấu tranh, tố cáo các hành vi VP quyền TD cơ bản của CD

- Giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành các quyết định trong những trường hợp PL cho phép.

- CD coi trọng, tự giác tuân thủ PL và các quyền TD cơ bản của CD.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM  BÀI 6

Câu 1: Để thực hiện quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây?

A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình.

B. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật của người khác.

C. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

D. Tích cực giúp đỡ các cơ quan nhà nước thi hành pháp luật.

Câu 2: Điều 20 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền tự do cơ bản nào sau đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

D. Quyền được phát triển của công dân.

Câu3: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?  

A. Biết rõ nơi đó có phương tiện gây án.

B. Biết rõ nơi đó có tài liệu quan trọng.

C. Biết rõ nơi đó có dao, búa, kiếm.

D. Biết rõ nơi đó có phương tiện, công cụ nguy hiểm.

Câu4: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp     

A. có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có tài liệu liên quan đến vụ án.

B. chỗ ở đó có công cụ có thể gây án.

C. khi biết nơi đó có gậy gộc, búa rìu .

D. nghi ngờ nơi đó có tội phạm.

Câu 5: Việc khám chỗ ở của công dân cần phải

A. có căn cứ khẳng định chỗ ở đó có tài liệu liên quan đến vụ án.

B. nghi ngờ chỗ ở đó có tội phạm lẩn trốn.

C. chỗ ở đó có tài liệu quan trọng.

D. đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây pháp luật cho phép tiến hành khám chỗ ở của công dân?

A. Khi có quyết định khám xét chỗ ở của Chánh án.

B. Con nhà hàng xóm lấy cắp điện thoại của mình.

C. Biết rõ tội phạm đang trốn trong nhà ông B.

D. Khi có quyết định của cơ quan Nhà nước.

Câu 7: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là

A. không ai bị bắt trong nhà của mình.

B. không ai được mắng chửi vào trong nhà của mình.

C. không ai được tự ý vào nhà của người khác.

D. không ai được côn đồ trong nhà của người khác.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây sai khi khám xét chỗ ở của công dân?

A. Khám xét chỗ ở theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

B. Khám xét chỗ ở khi có quyết định của Hội đồng xét xử.

C. Biết rõ chỗ ở đó có tội phạm truy nã đang lẩn trốn cần xông vào bắt ngay ngăn chặn tội phạm đó trốn thoát.

D. Khi có lệnh khám của Viện trưởng Viện Kiểm sát.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây là sai khi khám xét chỗ ở của công dân?

A. Nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác.

B. Cảnh sát có quyền khám xét chỗ ở của công dân.

C. Không ai tự ý vào chỗ của người khác.

D. Cán bộ có thẩm quyền thực hiện khám chỗ ở theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, pháp luật quy định

A. nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác.

B. cho phép cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở theo theo trình tự, thủ tục nhất định.

C. nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác và cho phép cán bộ nhà nước có thẩm quyền được khám chỗ ở theo trình tự, thủ tục nhất định.

D. chỉ cảnh sát mới có quyền khám xét chỗ ở của công dân.

Câu 11: Ai là người có thẩm quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

A. Bộ đội và công an.                              B. Viện trưởng Viện Kiểm sát.

C. Chủ tịch Ủy ban nhân dân.                  D. Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Câu 12: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là  

A. công dân có quyền được bảo vệ chỗ ở.

B. chỗ ở của công dân có quyền được tôn trọng.

C. công dân có quyền được sống tự do trong nhà của mình.

D. chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng.

Câu 13: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được

A. tự do ra vào chỗ ở của người khác. 

B. tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.  

C. phép vào chỗ ở của người khác.  

D. vào chỗ ở của người khác.  

Câu 14: Chỗ ở của công dân được hiểu là

A. tài sản riêng.

B. tài sản thuộc quyền sử dụng của công dân.

C. tài sản riêng hoặc tài sản thuộc quyền sử dụng của công dân, là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi sum họp, nghỉ ngơi của mỗi gia đình.

D. nơi công dân công tác.

Câu 15: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự tiện xông vào nhà người khác vì nghi ngờ chủ nhà có hành vi sai trái.

B. Giúp chủ nhà vào nhà  khi chủ nhà yêu cầu giúp đỡ.  

C. Chỉ vào chỗ ở của người khác khi được người đó cho phép.

D. Biết bảo vệ chỗ ở của mình.

Câu 16: Pháp luật quy định mọi người phải có thái độ như thế nào đối với chỗ ở của người khác?

A. Tôn trọng.                                           B. Trang nghiêm.

C. Có thể tự ý ra vào.                              D.Tuyệt đối không được xâm phạm.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

B. Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người nào đó có tội phạm truy nã thì bất cứ ai cũng có thể khám xét chỗ ở của công dân để bắt tội phạm truy nã.

C. Phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người.

D. Khám xét chỗ ở của công dân phải theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Câu 18: Bà H nhìn thấy N đang cất giấu ma túy vào trong nhà N. Trong trường hợp này, bà H nên làm gì?

A. Lợi dụng N vắng nhà, tìm cách vào nhà N để tìm kiếm chỗ cất giấu ma túy.

B. Kể cho mọi người nghe về việc mình nhìn thấy.

C. Tiếp tục theo dõi, quan sát.

D. Báo cho cơ quan công an gần nhất.

Câu 19: Đang chơi bóng đá trên sân, thì bóng bay sang nhà hàng xóm. Trong trường hợp này, em nên chọn cách nào sau đây?

A. Nhảy qua cổng nhà hàng xóm để lấy bóng.

B. Tự mở cổng vào nhà hàng xóm để lấy bóng, dù biết nhà hàng xóm có người ở nhà.

C. Thôi không chơi bóng nữa, vì nhà hàng xóm không có ai ở nhà để xin vào lấy bóng.

D. Vì nhà hàng xóm không có ai, nên em tự mở cổng vào để lấy bóng.

Câu 20: Khi bị người khác hung hãn xông vào nhà mình. Em sẽ chọn cách nào sau đây?

A. Bắt trói người đó lại.                           B. Mắng chửi người đó.

C. Phản đối và tố cáo người đó.              D. Để người đó muốn làm gì thì làm.

ĐÁP ÁN

1B

2A

3A

4A

5D

6C

7C

8B

9B

10C

11B

12D

13B

14C

15A

16A

17B

18D

19C

20C

 

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
          a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử.

Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân .

- Hiến pháp quy định mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

- Theo quy định tại Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội thì những người sau đây không được thực hiện quyền bầu cử: - Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, - Người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam - Người mất năng lực hành vi dân sự. 

*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

- Quyền bầu cử: thực hiện theo các nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Quyền ứng cử: thực hiện bằng hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử cử công dân

- Đây là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta.

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

* Ở phạm vi cả nước.

- Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng...

- Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
* Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, theo Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở có 4 loại:

- Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

- Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
- Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

- Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Nhân dân tham gia tích cực vào mọi lĩnh vực của quản lí nhà nước và xã hội, làm cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và văn minh.

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

*Người có quyền khiếu nại, tố cáo.

- Người khiếu nại:cá nhân, tổ chức đều có quyền khiếu nại

- Người tố cáo: Chỉ có công dân mới có quyền tố cáo.

*Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Người giải quyết khiếu nại:

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính.

+ Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính.

+ CT UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra CP, TTCP.
- Người giải quyết tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền là:

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo
+ Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo
+ Chánh thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, TTCP.

*Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại có 4 bước:

+ B1: Người khiếu nại nộp đơn.

+ B2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết

+ B3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết, thì quyết định có hiệu lực.
Nếu không đồng ý thì tiếp tục khiếu nại tiếp...

+ B4: Người giải quyết khiếu nại làn 2 xem xét giải quyết, nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý thì có quyền khởi kiện ra Tòa..

- Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo có 4 bước:

+ B1: Người tố cáo gởi đơn tố cáo.

+ B2:Người giải quyết tố cáo xác minh và ra quyết định .

+ B3:Nếu người tố cáo thấy việc giải quyết không đúng thì có quyền tố cáo với cơ quan cấp trên..

+ B4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết.

c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Đây là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ.

- Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

4. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân:

- Trách nhiệm của Nhà nước:

- Quốc hội ban hành Hiến pháp và các luật làm cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

- Chính phủ và chính quyền các cấp tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật.
- Tòa án và các cơ quan tư pháp phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minh những hành vi vi pham pháp luật.

- Trách nhiệm của công dân:

- Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ Nhà nước và xã hội.

- Muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 7

Câu 1: Người nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Tất cả mọi công dân.

B.Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên.

C.Những người có chức vụ trong xã hội.

D. Những người đứng  đầu trong các cơ  quan Nhà  nước.

Câu 2: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?

A. Phổ thông.                  B. Bình đẳng.                    C .Công khai.        D. Trực tiếp.

Câu 3: Theo quy định của pháp luật về tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là

A. một cá nhân cụ thể.                                   B. cơ quan nhà nước có thẩm  quyền.

C. tổ chức xã hội.                                          D. bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Câu 4: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu  hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội là vi phạm nguyên tắc nàodưới đây theo luật bầu cử?

A. Phổ thông.                  B. Trực tiếp.                    C. Bình đẳng.        D. Bỏ phiếu kín.

Câu 5: Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Bình đẳng.        B. Phổ thông.          C. Trực tiếp.                              D. Bỏ phiếu kín.

Câu 6: Quan điểm nào sau đây không đúng khi nói về quyền bầu cử?

A. Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng.

B. Quyền bầu cử, ứng cử của công dân không phân biệt giới tính.

C. Công dân phải có một địa vị nhất định trong xã hội khi ra ứng cử.

D. Đủ tuổi theo quy định của pháp luật mới có quyền bầu cử và ứng cử.

Câu 7: Khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì công dân cần phải làm gì sau đây?

A. Nộp đơn khiếu nại lên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

B. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp.

C. Báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân  có thẩm quyền biết.

D. Tố cáo người đã ra quyết định sai.

Câu 8: Gửi đơn đến đúng tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là chứng tỏ công dân đã thực hiện quyền gì sau đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.                            B. Quyền tự do đi lại.

C. Quyền khiếu nại.                                       D.Quyền tố cáo.

Câu 9: Sau khi có kết quả giải quyết khiếu nại lần 1, người khiếu nại vẫn không đồng ý thì người khiếu nại cần làm gì tiếp theo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?

A. Dừng việc khiếu nại.

B. Gửi đơn đến cơ quan hành chính cao nhất.

C.Tiếp tục khiếu nại lên người đứng  đầu cơ quan hành chính cấp trên hoặc kiện ra tòa.

D. Kiện ra tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân.

Câu10: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là

A. bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

C. bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

D. bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu 11: Năm nay em vừa  đủ 18 tuổi, bố em bảo rằng  hôm nay toàn dân đi bầu cử, nhưng bà nội già yếu, mẹ đau, bố bận việc không về được, nên em đại diện gia đình  đi bầu cử.Trong trường hợp này e sẽ làm gì?

A.Vâng lời bố,bầu thay cho bà và  mẹ.          B. Chỉ  đi bỏ phiếu của mình.

C. Chở mẹ và bà đi bầu cử.                           D. Đi bầu cử và báo cho tổ bầu cử biết.

Câu 12: Chị Nguyệt bị Giám đốc công ty kỷ luật với hình thức chuyển công tác khác, nhưng chị Nguyệt cho rằng quyết định kỷ luật đó là sai, nếu là chị Nguyệt em sẽ làm gì?

A. Làm đơn tố cáo việc làm  của giám  đốc.

B. Làm đơn khiếu  nại quyết định kỷ luật sai của giám đốc.

C. Lặng lẽ chuyển công tác khác.

D. Nghỉ việc.

Câu 13: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?

A. Phát hiện một ổ cờ bạc.

B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm.

C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan.

D. Không đồng ý với quyết định của giám đốc cơ quan.

Câu 14: Nhân dân xã B biểu quyết công khai quyết định việc xây dựng nhà văn hóa xã với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.                           

B. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.

C. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

D. Quyền công khai, minh bạch.

Câu 15: Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào sau đây?

A. tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

B. tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.

C. góp ý kiến xây dựng các  dự thảo liên quan đến học sinh.

D. tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 16: Nhân dân trong khu dân cư A họp bàn về giữ gìn trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bày tỏ ý kiến.             

B. Quyền kiểm tra giám sát Ủy ban nhân dân.

C. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.                  

D. Quyền tự do dân chủ.

Câu 17: Phát hiện thấy một số người đang cưa trộm gỗ trong rừng quốc gia, D đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.         B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tố cáo.                                                      D. Quyền khiếu nại.

Câu 18: Anh B đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 600.000 đồng. Cho rằng mức phạt như vậy là quá cao, anh B có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Khiếu nại đến Giám đốc công an tỉnh.

B.Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của Cảnh sát giao thông đã xử phạt.

C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người cảnh sát này.

D. Khiếu nại đến người cảnh sát đã xử phạt mình.

Câu 19: Ở phạm vi dân chủ cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện tại các  hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách

A. tự do phát biểu ý kiến.                    B. không đồng tình với quyết định của chính quyền.

C. không có biểu hiện gì.           D. biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

Câu 20: M 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà N 15 tuổi. Chứng kiến cảnh M bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập, N rất thương M nhưng không biết làm sao. Theo em, N có quyền tố cáo với cơ quan công an không? Vì sao?

A. Không, vì trẻ em không có quyền tố cáo.

B. Có, vì học sinh đủ 15 tuổi là có quyền tố cáo.

C. Không, vì tố cáo là điều không có lợi cho trẻ em.

D. Có, vì tố cáo là quyền của mọi công dân.

Câu 21: Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư mình?

A. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động.

B. Đòi lò mổ gia cầm bồi thường vì gây ô nhiễm.

C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động cơ sở này.

D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.

ĐÁP ÁN

1A

2C

3D

4B

5B

6C

7A

8C

9C

10C

11D

12B

13D

14C

15C

16C

17C

18

19D

20D

21C

 

 

BÀI 8: PHÁP LUẬT  VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

I. LÝ THUYẾT

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

a. Quyền học tập của công dân.

Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

b. Quyền sáng tạo của công dân.

Đó là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

c. Quyền được phát triển của công dân

Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong mội trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

- Thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.

- Là sở điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

a. Trách nhiệm của Nhà nước.

- Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sống của mỗi người dân.

- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

- Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học.

- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

b. Trách nhiệm của công dân

- Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và đất nước, trở thành người có ích cho cuộc sống.

- Công dân cần có ý chí vương lên, chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

- Mỗi công dân cõ ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân VN, để VN trở thành một nước phát triển, văn minh.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là nội dung thuộc quyền nào sau đây?

A. Quyền học không hạn chế.                               B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.           D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 2: Văn bản nào sau đây qui định quyền học tập của công dân?

A. Hiến pháp, Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

B. Hiến pháp, Luật Giáo dục và các Chỉ thị.

C. Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Hành chính.

D. Hiến pháp, Luật Giáo dục và các Quyết định.

Câu 3: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với

A. sở thích và đam mê của bản thân.

B. năng khiếu của bản thân và điều kiện của gia đình.

C. sở thích của bản thân và quan hệ  bạn bè.

D. năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của bản thân.

Câu 4:  Nội dung nào sau đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?

A. Công dân được đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất và được tự do đi lại.

B. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.

C. Công dân được tự do làm theo ý thích của mình.

D. Công dân có quyền tự do ngôn luận.

Câu 5: Quyền sáng tạo của công dân gồm những quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận và sáng tác văn học.

B. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

C. Quyền hoạt động xã hội và quyền tự do kinh doanh.

D. Quyền tự do thân thể và hoạt động giải trí.

Câu 6: Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Mọi công dân đều được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập.

B. Mọi người đều học chung một mặt bằng kiến thức.

C. Mọi công dân được quan tâm như nhau trong học tập.

D. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 7: Nhà nước mở trường chuyên ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm mục nào sau đây?

A. Ban hành chính sách trong giáo dục.

B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

C. Bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

D. Khuyến khích, phát huy sự  tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

Câu 8: Nhà nước cấp học bổng cho những học sinh con nhà nghèo nỗ lực vượt khó học giỏi nhằm thực hiện

A. quyền tự do của người học.                                B. công bằng xã hội trong giáo dục.

C. khuyến khích sự sáng tạo của công dân.             D. chú trọng bồi dưỡng nhân tài.

Câu 9. Người dân được xem nhiều chương trình truyền hình khác nhau là thể hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền học tập.  B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền bình đẳng.  D. Quyền được phát triển.

Câu 10: Em N (5 tuổi), được khám chữa bệnh miễn phí tại bệnh viện. Em N được hưởng quyền nào dưới đây?

A. Quyền học tập.  B. Quyền sáng tạo.  C. Quyền được phát triển.  D. Quyền lao động.

Câu 11: Anh M sáng tác được nhiều truyện ngắn có nội dung rất hay. Anh M đã thực hiện quyền nào của mình?

A. Quyền được phát triển.                                                 B. Quyền học tập.

C. Quyền nghiên cứu khoa học.                                         D. Quyền sáng tạo.

Câu 12: Em T là con nhà nghèo, sau khi thi đỗ đại học em đã được Nhà nước cấp một suất học bổng trị giá 15 triệu/năm học. Việc làm trên thể hiện chính sách nào dưới đây của Đảng và Nhà nước ta?

A. Quan tâm đến những gia đình khó khăn.

B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

C. Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.

D. Khuyến khích sự sáng tạo của công dân.

Câu 13: Sau khi đoạt huy chương vàng trong kỳ thi học sinh giỏi quốc tế lớp 12, Nam được tuyển thẳng vào đại học. Việc làm trên thể hiện chính sách nào dưới đây của Đảng và Nhà nước ta?

A. Bình đẳng trong giáo dục.                        B. Xã hội hóa giáo dục.

C. Bồi dưỡng nhân tài.                                   D. Nâng cao dân trí.

Câu 14: Vì điều kiện kinh tế gia đình nên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tuấn không thi vào đại học. Ba năm sau, Tuấn thi đỗ vào một trường đại học dân lập để tiếp tục việc học của mình. Trong tình huống trên, Tuấn đã thực hiện đúng nội dung nào của quyền học tập?

A. Công dân tự lo cho bản thân mình.

B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

C. Công dân được đối xử bình đẳng trong quan hệ xã hội.

D. Mọi công dân đều có quyền tự do sáng tạo.

Câu 15: Anh Q sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu đã phát minh ra máy gieo lúa. Anh lo rằng có nhiều người sau khi xem sẽ làm nhái theo sản phẩm của mình. Vậy, anh Q nên đến cơ quan nàodưới đây để đăng kí quyền tác giả của mình?

A. Ủy ban nhân dân xã.                                 B. Sở Tài nguyên và môi trường.

C. Sở Khoa học và công nghệ.                      D. Sở Kế hoạch và đầu tư.

 

ĐÁP ÁN

1A

2A

3D

4B

5B

6D

7C

8B

9D

10C

11D

12B

13C

14B

15C

 

 

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC.

I. LÝ THUYẾT

1. Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước. (Đọc thêm)
2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật trong sự phát triển bền vững của đất nước.
a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế.

*Quyền tự do kinh doanh của công dân.

-