Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN -

Tài liệu tự ôn tập đợt 3 khối 11(12/3/2020)

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD 11_ ĐỢT 3

Bài 8. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 

Câu 1. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội đối với nước ta là sự lựa chọn đúng đắn vì

A. Chỉ có CNXH mới xoá bỏ được áp bức bóc lột

B. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới quan tâm.

C. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới công nhận.

D. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới nhận được sự giúp đỡ của thế giới.

Câu 2. Để đi lên chủ nghĩa xã hội, ngoài quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên CNXH còn hình thức quá độ nào sau đây?

A. Quá độ trực tiếp từ CNTB lên CNXH.                 

B. Quá độ gián tiếp từ CNTB lên CNXH.

C. Quá độ trực tiếp từ xã hội phong kiến lên CNXH.

D. Quá độ gián tiếp từ xã hội phong kiến lên CNXH.

Câu 3. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ

A. phong kiến.                                               B. tư bản chủ nghĩa.                 

C. chiếm hữu nô lệ.                                       D. tư bản độc quyền.

Câu 4. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội đối với nước ta là sự lựa chọn đúng đắn vì

A. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới thực sự độc lập.

B. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới quan tâm.

C. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới công nhận.

D. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới nhận được sự giúp đỡ của thế giới.

Câu 5. Việc đi lên chủ nghĩa xã hội đối với nước ta là sự lựa chọn đúng đắn vì

A. Đi lên CNXH mới có cuộc sông ấm no, tự do và hạnh phúc.

B. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới quan tâm.

C. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới được thế giới công nhận.

D. Chỉ có đi lên CNXH thì đất nước mới nhận được sự giúp đỡ của thế giới.

Câu 6. Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam hiện nay biểu hiện

A. tất cả đều chưa đạt được.                                    B. tất cả đều đã đạt được.

C. có những đặc trưng  đã và đang đạt được.           D. không thể đạt đến đặc trưng đó.

Câu 7. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là

A. do nhân dân làm chủ.                                B. do tầng lớp trí thức làm chủ.

C. do công đoàn làm chủ.                                        D. do cán bộ là chủ.

Câu 8.  Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là

A. có nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc.                     

B. có nền văn hóa dựa trên cơ sở của sự sáng tạo.

C. có nền văn hóa vững mạnh toàn diện.                     

D. có nền văn hóa tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Câu 9. Một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng.                   B. Tính chất.                    C. Nội dung.          D. Ý nghĩa.

Câu 10. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng.                   B. Tính chất.                    C. Nội dung.          D. Ý nghĩa.

Câu 11. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng.                   B. Tính chất.                    C. Nội dung.          D. Ý nghĩa.

Câu 12. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng.                   B. Tính chất.                    C. Nội dung.          D. Ý nghĩa.

Câu 13. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng.                   B. Tính chất.                    C. Nội dung.          D. Ý nghĩa.

Câu 14. Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là thể hiện ý nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng.                   B. Tính chất.                    C. Nội dung.          D. Ý nghĩa.

Câu 15. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới là thể hiện nội dung nào sau đây của chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng.                   B. Tính chất.                    C. Nội dung.          D. Ý nghĩa.

Câu 16. Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, giai cấp nào dưới đây giữ vai trò hạt nhân đoàn kết các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội?

A. Nông dân.                   B. Tư sản.              C. Công nhân.                  D. Địa chủ.

Câu 17. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã và đang trải qua mấy chế độ xã hội khác nhau?

A. Ba.                              B. Bốn.                  C. Năm.                 D. Sáu.

Câu 18. Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng do ai làm chủ ?

A. Nhân dân lao động.     B. Quốc hội.                    C. Nhà nước.         D. Nông dân.

Câu 19. Tính đúng đắn của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta được căn cứ vào cơ sở nào sau đây?

A. Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử dân tộc.         

B. Chủ nghĩa tư bản có nhiều hạn chế.

C. Từ kinh nghiệm của các nước đi trước.                              

D. Phù hợp với mong muốn của Đảng cộng sản.

Câu 20. Yếu tố nào sau đây không phải là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta?

A. Điều kiện lịch sử của dân tộc.          B. Nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

C. Xu thế phát triển của thời đại.          D. Kinh nghiệm của các nước đi trước.

Câu 21. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là

A. Chủ nghĩa xã hội.        B. Chủ nghĩa tư bản.

C. Phong kiến.                 D. dừng lại ở cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

 

Bài 9. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 

Câu 1. Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện

A. thời kì giữa xã hội cộng sản nguyên thủy.      B. thời kì đầu cộng sản nguyên thủy.

C. xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.  D. cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 2. Nhà nước xuất hiện

A. do ý muốn chủ quan của con người.B. do ý chí của giai cấp thống trị.

C. là một tất yếu khách quan.              D. do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.

Câu 3. Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước đầu tiên xuất hiện ở chế độ

A. cộng sản nguyên thuỷ.                    B. chiếm hữu nô lệ.        

C. phong kiến.                                     D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 4. Trong sự phát triển của xã hội loài người, kiểu nhà nước nào dưới đây xuất hiện sớm nhất trong lịch sử?

A. Cộng sản nguyên thuỷ.                    B. Chiếm hữu nô lệ.       

C. Phong kiến.                                     D. Tư bản chủ nghĩa.

Câu 5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây?

A. Giai cấp công nhân.                                 

B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.             

D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.

Câu 6. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp

A. công nhân và nông dân.                            B. công nhân.       

C. công nhân, nông dân và trí thức.               D. tất cả các giai cấp trong xã hội.

Câu 7. Chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

B. trấn áp các giai cấp đối kháng.

C. tổ chức và xây dựng.                                

D. trấn áp và tổ chức xây dựng.

Câu 8. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính

A. nhân dân và dân tộc.                                 B. văn minh, tiến bộ.      

C. quần chúng rộng rãi.                                 D. khoa học đại chúng.

Câu 9. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của

A. nhân dân.                                                            B. giai cấp công nhân.

C. đảng viên, cán bộ công chức Nhà nước. D. giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức.

Câu 10. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lí mọi mặt đời sống xã hội chủ yếu bằng phương tiện nào sau đây?

A. Chính sách.                 B. Đường lối.                    C. Chủ trương.       D. Pháp luật.

Câu 11. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng

A. pháp luật.                    B. luật lệ.          C. chính sách.                  D. chủ trương.

Câu 12. Trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém, khối lượng sản phẩm chỉ đủ nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong xã hội, chưa có tư hữu về tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự bóc lột, do đó chưa có

A. nhà nước.                    B. luật lệ.          C. chính sách.                  D. chủ trương.

Câu 13. Do lợi ích đối lập nên mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt không thể điều hoà; để duy trì quản lí xã hội, đòi hỏi một tổ chức quyền lực mới, tổ chức đó do giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế thiết lập sự thống trị giai cấp bảo vệ lợi ích và địa vị của mình. Tổ chức đó là

A. nhà nước.                    B. luật lệ.          C. chính sách.                  D. chủ trương.

Câu 14. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của

A. đảng cộng sản.                                B. nhà nước.

C. người dân.                                                 D. nông dân.

Câu 15. Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân chia thành các

A. giai cấp.            B. thế lực.              C. dòng tộc.           D. phe phái.

Câu 16. Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là Nhà nước

A. của dân, do dân, vì dân.                                      B. của giai cấp thống trị.

C. của đảng viên và công chức nhà nước.           D. của tầng lớp tiến bộ.

Câu 17. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng phương tiện nào sau đây?

A. Pháp luật.                                                            B. Chính sách.

C. Đường lối.                                                           D. Giáo dục.

Câu 18. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm

A. tính nhân dân và dân tộc.                                    B. tính văn minh và tiến bộ.

C. tính quần chúng rộng rãi.                                    D. tính khoa học đại chúng.

Câu 19. Nhà nước là một tổ chức đại diện cho

A. giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế trong xã hội.

B. mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

C. đa số nhân dân lao động.

D. giai cấp chiếm số đông trong xã hội.

Câu 20. Nhà nước ra đời để

A. bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.

B. bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động.

C. bảo vệ quyền lợi cho đa số nhân dân lao động.

D. giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp đối lập nhau.

Câu 21. Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất ở 

A. sự phục vụ lợi ích của nhân dân.                        

B. sự thể hiện ý chí của nhân dân.                          

C. sự do nhân dân xây dựng nên.

D. sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.

 Câu 22. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng

A. pháp luật.                                                  B. chính sách.

C. quyền lực.                                                 D. chỉ thị.

Câu 23. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là

A. quan tâm đến các vấn đề chính trị của đất nước.

B. quan tâm đến các vấn đề kinh tế của đất nước.

C. chấp hành pháp luật của Đảng  và nhà nước .

D. chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Câu 24. Nhiệm vụ nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?

A. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.                            B. Phát triển giáo dục công lập.

C. Phát triển kinh tế tập thể.                                    D. Duy trì kinh tế nhà nước.

Câu 25. Một trong những trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là

A. để ý đến việc mọi người thực hiện pháp luật .

B.  không quan tâm đến việc mọi người thực hiện pháp luật.

C. vận động những người xung quanh thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước.

D. Bắt buộc người thân phải thực hiện pháp luật của Nhà nước.

Câu 26.  Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của

A. giai cấp công nhân.                                             B. nhân dân lao động.

C. cán bộ, công chức.                                              D. giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức.

Câu 27. Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là

A. trấn áp và bảo vệ đất nước.

B. tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội.

C. đảm bảo trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

D. tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Câu 28. Nhà nước pháp quyền XHCN mang bản chất của

A. giai cấp công nhân.                         B. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

C. giai cấp công nhân và nhân dân lao động.           D. tầng lớp trí thức trong xã hội.

Câu 29. Trong các kiểu nhà nước, Nhà nước nào dưới đây khác về chất so với các nhà nước trước đó?  

A. Chiếm hữu nô lệ.        B. Phong kiến                    C. Tư bản.             D. XHCN.

Câu 30. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì

A. nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động

B. nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân

C. nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 31. Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là

A. Phục vụ lợi ích của nhân dân.                            

B. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước.

C. Thể hiện ý chí của nhân dân.                   

D. Do nhân dân xây dựng nên.

Câu 32. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế là

A. chức năng của nhà nước pháp quyền nước ta.

B. ý nghĩa của nhà nước pháp quyền nước ta.

C. ý muốn của nhà nước pháp quyền nước ta.

D. đường lối của nhà nước pháp quyền nước ta.

Câu 33. Tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân là

A. chức năng của nhà nước pháp quyền nước ta.

B. ý nghĩa của nhà nước pháp quyền nước ta.

C. ý muốn của nhà nước pháp quyền nước ta.

D. đường lối của nhà nước pháp quyền nước ta.

Câu 34. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về

A. người có chức quyền. B. số đông.            C. một nhóm người.                  D. nhân dân.

Câu 35. Tính dân tộc của Nhà nước ta thể hiện ở chỗ trong quá trình hoạt động luôn kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của

A. dân tộc.             B. thế giới.             C. khu vực.            D. một nhóm người.

Câu 36. Khi không có của cải dư thừa làm của riêng, chưa có tư hữu về tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự bóc lột, thì chưa có

A. nhà nước.                    B. luật lệ.          C. chính sách.                  D. chủ trương.

Câu 37. Quá trình tư hữu tài sản diễn ra, chế độ tư hữu hình thành, xã hội phân chia thành giai cấp đối lập nhau là điều kiện để xuất hiện

A. nhà nước.                    B. luật lệ.          C. chính sách.                  D. chủ trương.

Câu 38. Nội dung nào sau đây là chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN?

A. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

B. Bảo vệ lợi ích của người cầm quyền.

C. Bảo đảm lợi ích của đảng viên.

D. Bảo đảm lợi ích của tầng lớp trí thức.

Câu 39. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện tập trung nhất dưới sự lãnh đạo của

A. đảng cộng sản Việt Nam.                                    B. các tổ chức chính trị xã hội.

C. các tầng lớp trí thức.                                 D. công nhân, viên chức nhà nước.

Câu 40. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao hàm nội dung nào sau đây?

A. tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.                              B. tính nhân văn sâu sắc.

C. tính hiện đại sâu sắc.                                                         D. tính truyền thống sâu sắc.

Câu 41. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì

A. là thành quả cách mạng của nhân dân lao động

B. là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân

C. là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

D. là thành quả cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Câu 42. Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. bạo lực và trấn áp.                                       B. tổ chức và xây dựng.

C. bạo lực và xây dựng.                                   D. xây dựng và trấn áp.

Câu 43. Biểu hiện nào dưới đây là chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?

A. Tổ chức và xây dựng.                               B. Tổ chức các hoạt động từ thiện.

C. Tổ chức các sự kiện truyền thông.            D. Tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội.

Câu 44. Nội dung nào dưới đây sai  khi nói về khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Là nhà nước của nhân dân.            

B. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

C. Là nhà nước của riêng giai cấp công nhân. 

D. Là nhà nước của giai cấp công nhân và  các giai cấp, tầng lớp khác.

Câu 45. Nhiệm vụ nào sau đâu không phải là trách  nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ?

A. Xây dựng, bảo vệ chính quyền.                           B. Đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật.

C. Bảo vệ pháp luật của Nhà nước.                         D. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Câu 46. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của công dân trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng ?

A. Có thể tuyên truyền .                                 B. Là nhiệm vụ của công dân.

C. Không bắt buộc.                                                 D. Tùy ai có thời gian thì tuyên truyền .

Câu 47. Mỗi công dân cần phải thể hiện trách nhiệm nào sau đây để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực của cán bộ nhà nước.

B. Giới thiệu nhiều người thân tham gia bộ máy chính quyền.

C. Phê phán các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước.

D. Đấu tranh yêu cầu chính quyền đảm bảo mọi sự tự do cho công dân.

Câu 48. H viết đơn tố cáo hành vi thường xuyên xả nước thải ra môi trường của ông K. Vậy việc làm của H thể hiện điều nào dưới đây trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Trách nhiệm.                                  B. Nghĩa vụ.

C. Sự hiếu thắng.                                 D. Sự góp ý.

Câu 49. H thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước là thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Trách nhiệm.                                  B. Nghĩa vụ.

C. Sự hiếu thắng.                                 D. Sự góp ý.

Câu 50. Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?

A. Góp ý vào các dự thảo luật.            B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.

C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.         D. Tham gia các hoạt động xã hội.

Câu 51. Anh B tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở hoạt động nào sau đây?

A. Tố cáo hànhvi tham nhũng.            B. Quyên góp ủng hộ lũ lụt.

C. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường.         D. Tham gia các hoạt động xã hội

Câu 52. H thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước là thể hiện điều nào sau đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Trách nhiệm.                                  B. Nghĩa vụ.

C. Lương tâm.                                               D. Sự góp ý.

Câu 53. K phê phán hành vi xả rác ra môi trường của ông A là thể hiện điều gì trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Trách nhiệm.                                  B. Nghĩa vụ.

C. Lí tưởng của công dân.                             D. Sự chân thành.

Câu 54. M thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù khi đọc những thông tin trên mạng nói xấu Đảng, nhà nước ta. M đã thể hiện điều nào dưới đây trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Trách nhiệm của công dân.             B. Nghĩa vụ của công dân.

C. Lí tưởng của công dân.                   D. Trí tuệ của công dân.

Câu 55. Khi bàn về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, có nhiều ý kiến khác nhau. Em sẽ lựa chọn ý kiến nào dưới đây?

A. Chỉ có các cơ quan ban hành pháp luật mới có trách nhiệm.

B. Đây là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước.

C. Đây là quyền của công dân.

D. Đây là trách nhiệm của mọi công dân Việt nam.

Câu 56. Khi phát hiện một hành vi tham ô, tham nhũng. Trong trường hợp nàye sẽ làm gì cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN?

A. Lơ đi xem như không biết gì.

B. Viết đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

C. Trao đổi với bạn bề về hành vi này.

D. Đưa sự việc này lên Facebook.

Câu 57. Bạn G đề nghị các bạn trong lớp tổ chức đua xe để biết cảm mạnh. Nếu là thành viên trong lớp, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của công dân việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền?

A. Khuyên G và các bạn không nên tổ chức và tham gia đua xe vì nó là hành vi vi phạm pháp luật.

B. Ủng hộ nhiệt tình ý kiến của G và vận động các bạn đồng ý để lên kế hoạch triển khai.

C. Lẳng lặng quay video khi các bạn đang bàn luận rồi đưa lên face book.

D. Các bạn tính sao cũng được. Nếu đua xe thì mình xem cho vui, không dua thì thôi.