Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Ngữ văn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC 2017 - 2018

Trường THPT Trần Phú – Đà Nẵng

Tổ: Ngữ văn

 

Năm học 2017 – 2018 Học kì II

Ngữ văn 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

 

I. GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP.

          1. Đọc – hiểu: (3 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

(Lưu ý: Văn bản có thể là đoạn thơ hoặc đoạn văn xuôi; trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn 11)

- Các phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Xác định biện pháp tu từ trong văn bản.

- Xác định ý nghĩa của câu văn, câu thơ trong văn bản.

- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu), trình bày suy nghĩ về một sự việc, chi tiết trong văn bản?

2. Làm văn: NLVH (7.0 điểm)

- Tràng giang – Huy Cận

- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

- Chiều tối – Hồ Chí Minh

- Từ ấy – Tố Hữu

 

II. PHẦN TIẾNG VIỆT.

  1. 1.    Phương thức biểu đạt: Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt

 

 

 

Mục đích, đặc điểm

1

TỰ SỰ

- Kể lại, thuật lại sự việc

- Có cốt truyện, nhân vật, sự việc… có ngôi kể thích hợp

2

BIỂU CẢM

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh

- Sử dụng kiểu câu cảm thán, câu hỏi tu từ và từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng

3

MIÊU TẢ

- Qua ngôn ngữ làm cho làm cho sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt

- Câu văn giàu hình ảnh

4

THUYẾT MINH

- Cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về sự vật, hiện tượng

- Mang tính khách quan, trung thực, hấp dẫn

5

NGHỊ LUẬN

- Bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

- Dùng lập luận, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người khác tin theo, làm theo

6

ĐIỀU HÀNH

Điều hành xã hội, cầu khiến hoặc kiến nghị…

 

 

2. Biện pháp tu từ:

 

Biện pháp

 tu từ

Đặc điểm

Hiệu quả nghệ thuật

(Tác dụng nghệ thuật)

1. So sánh

Đối  chiếu  sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét giống nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

2. Ẩn dụ

Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

 

Cách diễn đạt  mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

3. Nhân hóa

 Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người.

 

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

4. Hoán dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của sự vật ,hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

 

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

5.             Điệp từ/ngữ/cấu trúc

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ, ngữ (hoặc câu).

Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

 

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm

6. Nói giảm, nói tránh

Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng

7. Thậm xưng (phóng đại)

Phóng đại qui mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

 

Tô đậm ấn tượng về…

8. Câu hỏi tu từ

Là loại câu hỏi đặc biệt không nhằm mục đích lấy thông tin mà nhằm thể hiện 1 tâm trạng,1cảm xúc.

 

Bộc lộ cảm xúc

9. Đảo ngữ

Là biện pháp thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu văn.

 

Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…

10. Đối

Đối giữa 2 dòng thơ 2 hình ảnh, 2 sự việc trái ngược nhau.

Tạo sự cân đối

11. Im lặng (…)

thể hiện cảm xúc sâu lắng miên man, những điều khó nói.

 

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

12. Liệt kê

là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.

Diễn tả cụ thể, toàn điện

13. Chơi chữ

Cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.

 

 

III. PHẦN LÀM VĂN.

1. Bài  “Tràng giang” ( Huy Cận)

a. Tác giả

- Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca.

+ Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chiến trường gần đến chiến trường xa...

- Thơ Huy Cận hàm xúc, giàu chất suy tưởng triết lí.

b. Bài thơ “Tràng giang

- Xuất xứ: “Lửa thiêng”

- Hoàn cảnh sáng tác: Vào mùa thu năm 1939 khi đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.

- Về nghệ thuật:

+ Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại.

+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

- Về nội dung: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hòa nhập với đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết.

 

2. Bài  “Đây thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử )

a Tác giả: ( 1912 – 1940)

- Tên thật là Nguyễn Trọng Trí: quê Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới.

- Xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo, theo đạo thiên  Chúa.

- Bản thân: lúc nhỏ sống với mẹ ở Quy Nhơn, Có 2 năm học trung học tại Huế. Làm viên chức ở sở đạc điền Bình Định, sau đó vào Sài Gòn làm báo, viết  văn. Đến năm 1936 mắc bệnh phong về Quy Nhơn và mất tại trại phong Quy Hoà.

-> Là Người có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông. Thơ Hàn Mặc Tử vừa hồn nhiên trong trẻo, chứa chan tình yêu đời, yêu cuộc sống; vừa quằn quại, đau đớn.

b. Bài thơ: “Đây thôn Vĩ Dạ”

- Nội dung: “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước,  là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

- Nghệ thuật: Trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh sáng tạo có sự hòa nguyện giữa thực và ảo, thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ, so sánh, nhân hóa…

 

3. Bài “Chiều tối” ( Hồ Chí Minh )

a Tác giả: Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, là nhà thơ lớn của nước ta. Sự nghiệp chính của Người là phấn đấu cho sự độc lập, tự do và cơm áo, hoà bình của nhân dân ta.

b. Bài thơ: Chiều tối

- Nội dung:

+ Thông qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống lao động của con người, ta cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: vượt lên trên tất cả là tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống.

+  Sự kết hợp hài hoà giữa chất tình và chất thép, thi sĩ và chiến sĩ.

- Nghệ thuật: tính chất vừa cổ điển vừa hiện đại.

+ Cổ điển: đề tài, thể thơ, hình ảnh thơ, tính hàm súc, ước lệ tượng trưng…

+ Hiện đại: sự vận động của từ thơ, hình ảnh thơ từ bóng tối ra ánh sáng; con người là hình ảnh trung tâm; cảm nhận, tâm hồn, tư duy, nghị lực mới mẻ của nhà thơ…

 

4. Bài “Từ ấy” ( Tố Hữu )

a Tác giả: (1920 – 2002)

- Tố Hữu tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường Cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

b. Bài thơ: Từ ấy

- Nội dung:   Bài thơ diễn tả niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu nhận thức được lý tưởng cộng sản và tác dụng kỳ diệu của lý tưởng đối với nhà thơ.

- Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh gợi cảm, hình ảnh tươi sáng,