Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

GIỚI THIỆU

Giới thiệu thư viện trường

        Căn cứ Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;

        Căn cứ Công văn số 276/GD&ĐT/CTS-TBTH ngày 21/02/2005 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thực hiện Quyết định 01/2003/QĐ- BGD&ĐT;

         Phát huy kết quả kiểm tra thư viện đạt danh hiệu thư viện Tiên Tiến trường THPT Trần Phú ngày 02/7/2013 của Sở Giáo dục & Đào tạo và Công ty Sách thiết bị trường học Đà Nẵng;

         Trường THPT Trần Phú đã thực hiện các nhiệm vụ thư viện và hoàn tất cơ sở vật chất để đáp ứng  đạt năm tiêu chuẩn theo quy định của Thư viện Xuất sắc, kết quả cụ thể như sau:

A. TÌNH HÌNH CHUNG

Năm học 2020-2021, toàn trường có tổng cộng 56 lớp, trong đó:

- Khối 10: 18 lớp với 713 học sinh

- Khối 11: 20 lớp với 697 học sinh

- Khối 12: 18 lớp với 800 học sinh

- Tổng số học sinh là:  2.210 học sinh

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là: 135, trong đó nhân viên là 07 người.

B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN

I. TIÊU CHUẨN 1: Về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa.

1. Tình hình triển khai số liệu thực tế

1.1 Sách

Thư viện nhà trường có tổng số sách: 26.468 bản, với 5.629 tên sách, trị giá 798.221.300 đồng, gồm 3 bộ phận theo quy định:

a. Sách giáo khoa

 Số lượng hiện có: 2.579 bản với 297 tên sách, trị giá 24.912.000 đồng.

Thư viện đảm bảo 100% giáo viên được mượn sách giáo khoa kịp thời đầu năm học.

Thư viện có tổ chức tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo 100 học sinh nghèo được mượn sách giáo khoa, bình quân 02 bộ/01 lớp.

          Năm học 2019-2020 thư viện giải quyết cho 167 trường hợp học sinh là con nhà khó khăn, không mua sách đủ bộ được mượn tủ sách giáo khoa dùng chung.

          Đầu mỗi năm học, thư viện kết hợp với Đoàn thanh niên nhà trường, giáo viên chủ nhiệm điều tra sách giáo khoa trong học sinh toàn trường, để có hướng giải quyết kịp thời đảm bảo 100% học sinh đến trường có đầy đủ sách giáo khoa.

          Ngoài ra thư viện còn cung cấp đầy đủ sách giáo khoa chương trình nâng cao cho các em trong đội tuyển học sinh giỏi tất cả các môn học của nhà trường.

          b. Sách nghiệp vụ

Số lượng sách hiện có là 5.629 bản, với 594 tên sách, trị giá 66.001.100 đồng.

          Trong tủ sách nghiệp vụ của thư viện trường có đầy đủ các văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước, ngành, liên bộ, liên ngành, các tài liệu hướng dẫn của ngành. Đầy đủ các sách về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Các sách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cũng được thư viện bổ sung đúng theo yêu cầu.

          Tất cả các sách tại tủ sách nghiệp vụ đều đảm bảo cho giáo viên mượn đầy đủ và lưu lại tại thư viện 04 bản/ 01 tên sách.

          c. Sách tham khảo đọc thêm

          Số lượng sách tham khảo có 18.952 bản, với 4.738 tên sách, trị giá 707.308.200 đồng. Thư viện bổ sung sách tham khảo theo danh mục dùng cho thư viện trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chú trọng bổ sung hoàn bị kho sách, bổ sung kịp thời các đầu sách Luật của Nhà nước hiện hành.

          Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, thư viện được bổ sung sách rất thường xuyên vào mỗi đầu năm học:

          Bổ sung năm học 2017-2018: 287 bản; Trị giá: 24.104.500 đồng

          Bổ sung năm học 2018-2019: 236 bản; Trị giá: 20.808.500 đồng

          Bổ sung năm học 2019-2020: 321 bản; Trị giá: 35.271.000 đồng

          Ngoài danh mục, sách tham khảo đọc thêm còn được bổ sung theo yêu cầu của giáo viên và học sinh nhà trường. Với các nguồn bổ sung được chọn lọc nên hầu hết sách trong thư viện sát với chương trình của cấp học và gần gũi với tâm lý lứa tuổi trung học phổ thông. 

          - Các loại sách từ điển, tra cứu, tác phẩm kinh điển có trong thư viện với cơ số hơn 02 bản/01 tên sách.

          - Các loại sách tham khảo của các môn học hầu hết có 05 bản trên một tên sách. Ngoài ra có những tên sách hay nhưng không đủ số lượng để bổ sung thì có 03 đến 04 bản trên một tên sách, số này ít.

          - Các loại sách mở rộng kiến thức, sách nâng cao học tập, tài liệu, chuyên đề .. đều có từ 3 bản trở lên/01 tên sách.

          - Có các tài liệu địa chí của địa phương với 03 bản/01 tên sách.

          Hiện nay, tổng số sách tham khảo bình quân là 8,6 bản/1 học sinh, vượt gần 04 bản so với tiêu chuẩn thư viện Xuất sắc. Tuy số lượng sách tham khảo vượt ít so với tiêu chuẩn nhưng đã được thanh lý thường xuyên nên chất lượng sách đảm bảo yêu cầu của bạn đọc.

          1.2 Báo, tạp chí

          Có đầy đủ các loại báo, tạp chí theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT qui định như báo Nhân dân, Đà Nẵng, Giáo dục thời đại, Tạp chí tài hoa trẻ v.v.v

Ngoài ra thư viện còn bổ sung 06 loại báo các loại theo yêu cầu của giáo viên và học sinh nhà trường như báo Tuổi trẻ, Lao động, Bóng đá, Khoa học đời sống, Tiền Phong; Công an TP. Đà Nẵng. Tổng cộng có 08 tên nhật báo.

Có 06 loại tạp chí như sau: Toán học tuổi trẻ, Hóa học tuổi trẻ, Vật lý tuổi trẻ, Văn học tuổi trẻ, Hoa học trò, Giáo dục thời đại số đặc biệt...

          1.3 Bản đồ, tranh ảnh

          Do diện tích thư viện hạn chế nên nhà trường đã có Quyết định giao về phòng bộ môn quản lí.

          1.4. Băng đĩa có tổng cộng là: 55 tên.

          2. Nhận xét, đánh giá về tiêu chuẩn 1

Qua thực tế kho sách, hoạt động của thư viện trường. Nhà trường tự đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn Thư viện Xuất sắc theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT.

II. TIÊU CHUẨN 2: Về cơ sở vật chất

1. Phòng thư viện

          Thư viện được đặt ở vị trí trung tâm của nhà trường tạo điều kiện thuận tiện cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh nghiên cứu tài liệu và mượn sách báo.

          Phòng thư viện có tổng diện tích là 165m2, trong đó kho sách có diện tích 63m2, phòng đọc của giáo viên là 40m2; phòng đọc của học sinh 62m2 (chia theo ước lệ, thực tế chỉ chung một phòng). Thư viện được trang trí đầy đủ những bảng nội quy, bảng ký hiệu phân loại sách, bảng hướng dẫn sử dụng thư viện, biểu đồ theo dõi bạn đọc, biểu đồ theo dõi tình hình phát triển kho sách…

          Ngoài kho và phòng ở tầng trệt, thư viện còn được bố trí  01 kho 35 m2 ở tầng 5. Kho này chứa sách tham khảo cũ ít có bạn đọc mượn, sách giáo viên, khách giáo khoa và các đồ dùng lưu trữ của thư viện. Kho tầng 5 cũng được xem như kho sách thứ hai của thư viện.

2. Thư viện có các loại trang thiết bị chuyên dùng sau

- 02 tủ mục lục: phân loại, chữ cái (80 hộc)

- 01 tủ trưng bày sách đạo đức

- 01 tủ trưng bày sách pháp luật

- 01 tủ trưng bày sách chuyên đề và sách mới

- 02 tủ sách tra cứu

- 11 tủ sách mở

- 02 tủ trao đổi sách

- 02 tủ giới thiệu sách mới

- 01 giá đôi sách giáo khoa

- 01 giá đôi sách nghiệp vụ

- 10 giá đôi sách tham khảo

- 01 giá trưng bày thư mục và bài giới thiệu sách

- 01 tủ hồ sơ thư viện

- 04 hộc tủ lưu báo, tạp chí

- 01 tủ sổ mượn sách của giáo viên

- 01 tủ kính thẻ bạn đọc học sinh

- 01 ti vi LCD 40 inch

- 01 máy hút bụi 1500 kw

- 01 máy in laze

- 01 máy quét mã vạch

- 03 thiết bị chữa cháy

- Nhà trường trang bị 13 máy vi tính, trang bị internet dùng cho giáo viên và học sinh làm việc và tra cứu phần mềm thư viện trực tuyến.
- Phòng đọc có nhiều cửa sổ, luôn luôn đủ ánh sáng, được trang trí đẹp mắt với nhiều cây xanh. Hệ thống đèn led (13 cái), quạt  trần phòng đọc (6 cái), quạt tường kho sách (3 cái)  tạo cho thư viện luôn có cảm giác thoáng mát, sạch sẽ.

       - Bàn đọc dành cho giáo viên là 02 bàn lớn với 16 chỗ ngồi và 04 bàn máy vi tính, 06 ghế dung chung ở quầy mượn, 01 bàn ở hành lang 04 ghế (tổng cộng là 30 chỗ ngồi của giáo viên).

        - Bàn đọc dành cho học sinh là 05 bàn với 27 chỗ ngồi và 08 bàn máy vi tính và các bàn đọc được bố trí ở hành lang, chỗ ngồi trên bục cỏ (ước tính được là 50 chỗ ngồi của học sinh).

3. Nhận xét, đánh giá về tiêu chuẩn 2: Qua thực tế về Cơ sở vật chất, Nhà trường tự đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn Thư viện Xuất sắc theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT.

III. TIÊU CHUẨN 3: Về nghiệp vụ

1. Nghiệp vụ thư viện

          - Tất cả các tài liệu nhập vào thư viện đều được đóng dấu, dán nhãn mã vạch, ghi kí hiệu và mô tả, phân loại vào phần mềm điện tử đầy đủ kịp thời.

          - Mục lục chữ cái và mục lục phân loại được in, sắp xếp đúng nghiệp vụ, phản ánh đầy đủ nội dung kho tư liệu của thư viện. Có tổ chức mục lục chuyên đề Hồ Chí Minh.

          - Tất cả tài liệu kho sách đã được đưa lên webside, bạn đọc có thể tìm kiếm tại nhà và đặt mượn sách trực tuyến.

          - Thư viện đã đưa đường dẫn gần 2000 bản sách điện tử tại địa chỉ Thư viện THPT Trần Phú là  http://tksoft.edu.vn và có hướng dẫn trực quan cũng tại địa chỉ này.

      Usename và password dùng thử: c3trp2019001 - 2019001

        - Thư viện hường xuyên gửi bài giới thiệu sách, thư mục mới và hoạt động thư viện lên webside nhà trường là http://tranphudn.edu.vn

- Kho tài liệu được sắp xếp và có đầy đủ các biển chỉ dẫn đúng theo quy định.

2. Hướng dẫn sử dụng thư viện 

Có đầy đủ các hướng dẫn sau:

- Bảng nội quy thư viện

- Hướng dẫn sử dụng thư viện

- Bảng giới thiệu sách

- Ký hiệu phân loại sách

- Biểu đồ phát triển kho sách

- Biểu đồ theo dõi bạn đọc

- Panô, hình ảnh các nhà khoa học, lịch sử, nhà văn và các apphich khác.

          Ở trường Trung học phổ thông việc biên soạn thư mục chủ yếu chú trọng vào các môn học và chuyên đề; hằng năm thư viện đều tổ chức biên soạn thêm các thư mục.

Năm học 2017-2018 biên soạn được 04 mục

          - Thư mục Toán học

          - Thư mục Vật lý

          - Thư mục Tiếng Anh

          - Thư mục Tin học

          Năm học 2018-2019 biên soạn thêm được 04 thư mục

          - Thư mục Kỹ Năng sống và đạo đức

          - Thư mục Biển đảo

          - Thư mục Toán học

          - Thư mục Pháp luật

          Năm học 2019-2020 biên soạn thêm được 05 thư mục

- Thư mục Tác giả văn học

- Thư mục Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ

- Thư mục Văn học

- Thư mục Hóa học

- Thư mục Thể thao

 Nâng tổng số thư mục của thư viện lên 27 chủ đề.

3. Nhận xét, đánh giá về tiêu chuẩn 3: Về tiêu chuẩn nghiệp vụ, Nhà trường tự đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn Thư viện Xuất sắc theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT.

IV. TIÊU CHUẨN 4: Về tổ chức và hoạt động

1. Tổ chức, quản lý

- Cô Hồ Thị Thảo Nguyên - Phó Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp phụ trách chỉ đạo công tác thư viện.

- Từ đầu mỗi năm học thư viện phối hợp với nhà trường thành lập tổ công tác thư viện. Thành phần gồm có Phó Hiệu trưởng, cán bộ thư viện, đại diện giáo viên và đại diện học sinh.

- Nhà trường đưa công tác thư viện vào nhiệm vụ năm học hằng năm và được thảo luận trong Hội nghị CCVCNLĐ vào đầu năm học.

2. Cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện

- Thư viện nhà trường có 01 cán bộ chuyên trách là cô Tăng Thị Trúc Linh, có trình độ đại học chuyên ngành Thư viện - Thông tin.
- Từng học kỳ và cuối năm học thư viện có báo cáo hoạt động và tham mưu đề xuất những vấn đề cần thiết của thư viện đến hiệu trưởng và được chỉ đạo thực hiện.

3. Phối hợp trong công tác thư viện

          - Tổ công tác thư viện tích cực hỗ trợ công tác thư viện về kế hoạch và nội dung bổ sung sách, tài liệu cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập, trên cơ sở nhu cầu thực tế của giáo viên, học sinh và danh mục sách tham khảo hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          - Mạng lưới cộng tác viên giúp thư viện sắp xếp kho sách; hướng dẫn, làm thủ tục cho bạn đọc đọc tại chỗ, mượn về nhà và tuyên truyền sách đến lớp học.

          - Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm kết hợp với thư viện tổ chức điều tra sách giáo khoa trong học sinh vào đầu năm học, từ đó thống kê và cho học sinh còn thiếu sách giáo khoa được mượn sách, đảm bảo học sinh đủ sách giáo khoa khi đến lớp.

          - Đảm bảo 100% học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường được mượn sách giáo khoa nâng cao.

          - Kết  hợp với tổ chức Công đoàn phát động phong trào đọc sách 100% công đoàn viên nhà trường đều đến thư viện đọc và mượn sách. Đặc biệt đến thư viện để tra cứu thông tin trên mạng Internet ngày càng nhiều.

          - Phối hợp với Tổ Ngữ văn tổ chức tiết học thư viện (thí điểm) trong 04 lớp vào năm học 2019-2020: lớp 10/6, 12/17, 11/19, 12/15 và có kết quả khả quan là 100% học sinh tại các lớp đó mượn sách tại thư viện đồng thời có bài viết giới thiệu sách cho cuốn sách mình mượn, đặc biệt là học sinh rất thích thú dần tạo thói quen đọc sách và sử dụng thư viện (Bài viết có lưu tại thư viện).

          4. Kế hoạch, kinh phí hoạt động

          Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các thành viên trong ban kiểm tra công nhận Thư viện đạt tiêu chuẩn Thư viện Tiên tiến năm 2012, nhà trường tiếp tục đầu tư về hoạt động, cơ sở vật chất và bổ sung, thanh lí sách thường xuyên để thư viện được hoàn chỉnh hơn về mọi mặt.

Các nguồn kinh phí đầu tư cụ thể như sau

          - Năm học 2017-2018

* Đầu tư về sách: Nhập thêm 287 bản; Trị giá:24.104.500 đồng

          * Bổ sung báo, tạp chí năm: 17.530.000 đồng

          * Đầu tư cơ sở vật chất và các hoạt động ngoài thư viện: 30.000.000 (làm thêm 09 tủ sách mở ở đường Lê Thánh Tôn và làm mới bảng giới thiệu sách trước thư viện)        

          - Năm học 2018-2019

* Đầu tư về sách:  236 bản; Trị giá: 20.808.500 đồng

* Bổ sung báo, tạp chí năm: 16.660.000 đồng

* Đầu tư cơ sở vật chất và các hoạt động ngoài thư viện: 15.000.000 đồng (có tổ chức ngày hội đọc sách tháng 4/2019)

          - Năm học 2019-2020

* Đầu tư về sách:  321 bản; Trị giá: 35.271.000 đồng

* Bổ sung báo, tạp chí : 18.136.000 đồng

* Đầu tư cơ sở vật chất và các hoạt động ngoài thư viện: 150.000.000 đồng. (Sửa chữa, đầu tư  trang thiết bị chuyên dùng, làm mới các tủ giới thiệu sách, tủ sách tra cứu, quầy mượn sách, bàn ghế, in tủ phích).

- Tổng giá trị kho sách: 26.468 bản, trị giá 798.221.300 đồng

+ Sách giáo khoa: 2.579 bản, trị giá: 24.912.000 đồng

        + Sách nghiệp vụ: 5.629 bản, trị giá: 66.001.100 đồng

        + Sách tham khảo, đọc thêm: 18.952 bản, trị giá: 707.308.200 đồng

          Tổ chức quản lí sử dụng ngân sách, các nguồn quỹ dành cho thư viện đúng quy định.

- Tình hình thư viện phục vụ bạn đọc trong những năm gần đây như sau:

+ Giáo viên: có 128/128 giáo viên thường xuyên đến thư viện đọc và mượn sách báo, đạt tỉ lệ 100 %.

Giáo viên đọc sách nhiều lần tại thư viện rất nhiều, một số thầy cô tiêu biểu như: Thầy Phan Hùng, Cô Phạm Thị Ánh Tuyết, Cô Nguyễn Huyền Trang Cô Trần Thị Phúc Hòa, Thầy Lê Văn Hường, Thầy Trần Viết Tường, Cô Châu Hoa Thanh, Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thầy Lê Văn Hoàng, Cô Trần Dương Anh Tú, Cô Nguyễn Thị Xuân Huyên, Cô Lê Thị Thủy, Cô Lê Thị Đăng Thủy, Cô Nguyễn Thị  Xuân Mai, Cô Trần Nguyễn Thùy Trang, Thầy Lê Văn Điệp, Thầy Huỳnh Quang Vũ, Thầy Lê Văn Hoàng, Cô Nguyễn Dương Thái Uyên ….

        + 100% học sinh được phát thẻ bạn đọc miễn phí, theo thống kê của thư viện hơn 80% học sinh đến thư viện đọc tại chỗ, mượn sách và truy cập internet, tìm hiểu thông tin và quan sát (thư viện khuyến khích bạn đọc là học sinh học thể dục trái buổi sẽ có rất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thông tin tại thư viện).

          Thư viện nhà trường luôn có những sáng kiến trong công tác phục vụ bạn đọc là học sinh như:  được cấp thẻ bạn đọc miễn phí, với kho sách mở và công cụ tìm tin trực tuyến, cán bộ thư viện dành thời gian kiểm chứng chất lượng đọc trong tác phẩm văn học; vui vẻ giới thiệu nhanh sách hay đến các em; khuyến khích mượn trên 02 tên sách trên một lượt đối với sách tham khảo học tập; học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi được tham khảo tại chỗ nhiều đầu sách cùng lúc; thủ tục mượn, trả sách bằng cách đọc mã vạch nhanh chóng. Vì vậy số lượng bạn đọc ngày càng tăng, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện hơn với thư viện nhà trường.

          Số liệu các lớp có học sinh mượn sách tại thư viện năm học 2019-2020 như sau:

Khối 10

Số HS mượn sách

Khối 11

Số HS mượn sách

Khối 12

Số HS mượn sách

10/1

41

11/1

38

12/1

34

10/2

26

11/2

40

12/2

38

10/3

25

11/3

38

12/3

33

10/4

28

11/4

40

12/4

36

10/5

31

11/5

40

12/5

36

10/6

36

11/6

40

12/6

37

10/7

33

11/7

36

12/7

36

10/8

36

11/8

37

12/8

33

10/9

33

11/9

39

12/9

38

10/10

37

11/10

40

12/12

40

10/11

34

11/11

42

12/11

39

10/12

34

11/12

40

12/12

40

10/13

33

11/13

38

12/13

37

10/14

34

11/14

34

12/14

39

10/15

35

11/15

32

12/15

39

10/16

37

11/16

36

12/16

39

10/17

33

11/17

32

12/17

37

10/18

36

11/18

31

12/18

38

 

 

11/19

31

 

 

 

 

11/20

37

 

 

5. Nề nếp hoạt động

          - Đầu mỗi năm học, thư viện lập kế hoạch công tác thư viện theo năm học, trong đó có kế hoạch từng tháng cụ thể, trình Ban Giám hiệu và thực hiện.

          - Cuối học kì một và cuối năm học thư viện báo cáo hoạt động bằng văn bản với Ban Giám hiệu.

          - Hằng năm đầu mỗi năm học, thư viện kết hợp với Đoàn thanh niên kiểm tra tình hình sách giáo khoa của học sinh.

          - Thư viện mở của phục vụ 06 ngày trong tuần: Buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, Buổi chiều từ 13h30 đến 17h00 (Thực hiện nghỉ 02 buổi/ tuần theo quy định sáng thứ Tư và chiều thứ Bảy).

- Cán bộ thư viện có kế hoạch cụ thể đặt mua tài liệu vào đầu năm học theo nhu cầu của giáo viên và học sinh.

          - Hai năm một lần thư viện nhà trường tổ chức ngày Hội đọc sách quy mô lớn được học sinh, giáo viên hưởng ứng và tham gia nhiệt tình. Ngày đọc sách của trường đã có được hiệu ứng tốt đối với các trường bạn, nhân dân và báo đài trong thành phố. 

           Hoạt động trong ngày đọc sách được tổ chức phong phú, mỗi lần tổ chức là đổi mới nội dung lẫn hình thức để học sinh được sáng tạo và hứng thú hơn như thay đổi không gian tổ chức, hình thức tổ chức; thay đổi nội dung các cuộc thi trong ngày hội.

            Các hoạt động trong ngày đọc sách được chuẩn bị rất kỹ như cho mượn sách trưng bày theo chủ đề; Thi giới thiệu sách hay trong khối 12; Thi tổ chức gian hàng đẹp trong khối 10 và khối 11 thi làm bookmark đẹp. Mỗi cuộc thi trong ngày hội  được tổ chức rất trang trọng nên bạn đọc tham gia rất nhiệt tình và hứng thú suốt thời gian tổ chức.

           Ngoài ra còn có hoạt động quyên góp sách ủng hộ đến tủ sách “Nhịp cầu tri thức” ở Trà Don - Trà My, hoạt động này được nhà trường thực hiện từ năm 2017.