Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Tin học

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KII – Môn tin học 11 Năm học 2018 - 2019

SỞ GD&ĐT TP. ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK2 – NĂM HỌC 2018-2019

MÔN TIN HỌC LỚP 11

I. Lý thuyết

1. Kiểu xâu:

a. Khái niệm

b. Khai báo:   Var <tên biến> : string [độ dài lớn nhất của xâu]; 

c. Các phép toán xử lí xâu:

* Phép ghép xâu

* Phép so sánh xâu (=, <>, <, >, <=, >=)

* Học sinh vận dụng các hàm và thủ tục sau để xử lí xâu:

    delete(st, vt, n), insert(s1, s2, vt), copy(S, vt, N), length(s), pos(s1,s2), upcase(ch)

2. Kiểu dữ liệu tệp:

a. Phân loại tệp

b. Khai báo tệp:

          Var  <tên biến tệp>:text;

c. Thao tác với tệp:

          Nắm được cú pháp và vận dụng được vào viết các câu lệnh:

          - Gán tên tệp cho biến tệp

          - Mở tệp mới để ghi dữ liệu

          - Mở tệp đã có

          - Ghi dữ liệu vào tệp

          - Đọc dữ liệu từ tệp

          - Đóng tệp

          - Hàm EOF và EOLN

3. Chương trình con và phân loại

          a. Chương trình con là gì? Hàm là gì? Thủ tục là gì?

          b. Lợi ích của việc xây dựng CT con?

          c. Phân biệt được tham số hình thức, tham số thực sự, biến cục bộ, biến toàn cục. (để làm bài trắc nghiệm)

II. Bài tập : 

1. Viết chương trình nhập một xâu và xử lí xâu yêu cầu của bài toán (đếm kí tự thỏa mãn điều kiện cho trước,  vận dụng các hàm và thủ tục xử lí xâu để tìm kiếm và thay thế,  …).


MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO

KIỂU XÂU

1. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. Xâu là tập hợp của các ký tự.                         B. Xâu là mảng một chiều của các ký tự.

C. Xâu khác với mảng một chiều của các ký tự.                                D. Xâu là ghép của các từ.

2. Với trình biên dịch Free Pascal, độ dài lớn nhất của xâu là:

A. 127                 B. 255                               C. 128                 D. 256

3. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. 'May tinh' < 'may tinh'                         B. 'May tinh' < 'May tinh cua toi'

C. 'may tinh cua toi' < 'May tinh cua toi'     D. 'May tinh cua toi' < 'may tinh cua toi'

4. Cho xâu st = 'Tin hoc' thì thủ tục delete(st,4,4) cho ra kết quả gì?

A. 'Tin'                                                                         C. 'hoc'

B. 'Tin '                                                                         D. ' hoc'

5. Cho xâu st = 'Tin hoc' thì hàm copy(st,5,3) cho ra kết quả gì?

A. 'Tin'                                                                         C. 'hoc'

B. 'Tin '                                                                         D. ' hoc'

6. Thủ tục Insert('on','tan',2) cho kết quả gì?

A. 'ontan'                                                                      C. 'tonan'

B. 'tanon'                                                                    D. 'taonn'

7. Thủ tục Delete('Song Han',5,3) cho kết quả gì?

A. 'Songn'                                                                    C. 'Song '

B. 'Song n'                                                                  D. 'g Han'

8. Hàm Copy('Toi va Anh',8,3) cho kết quả gì?

A. 'Toi'                                                                         C. 'va '

B. ' va'                                                                          D. 'Anh'

9.  Kiểu dữ liệu nào sau đây là kiểu dữ liệu có cấu trúc?

A. String                                                                     C. Array

B. Record                                                                   D. Cả ba phương án trên đều đúng.

10. Cho hai xâu S1:= ‘va ’, S2:= ‘Tin hoc’. Thủ tục insert(S1,S2,5) cho kết quả là:

A. ‘Tin va hoc’.                                                           C. ‘Tin vahoc’.

B. ‘Tinva hoc’                                                            D. ‘Tinvahoc’

11. Đoạn chương trình Pascal sau đây thực hiện công việc gì?

       Write('Nhập xâu ký tự:');readln(S);

       S:=S + ' ';dem:=0;

       For i:=1 to length(S)-1 do

             If ((S[i]<>' ') and (S[i+1]=' ') then dem:=dem+1;

A. Đếm số ký tự trong xâu.                                       C. Đếm số chữ cái trong xâu.          

B. Đếm số từ trong xâu.                                            D. Cả ba phương án trên đều sai.

12. Hàm Pos('ca',casablanca') cho kết quả gì?

A. 0                             B. 3           C. 1                                   D. 5

13. Có thể dùng hàm upcase cả một xâu ký tự thành các ký tự in hoa với trình biên dịch:

A. Turbo Pascal.                                                        C. Borland Pascal.

B. Free Pascal.                                                          D. Không thể thực hiện được.

14. Đoạn chương trình Pascal sau đây thực hiện công việc gì?

       P:='';

       For i:=length(S) downto 1 do P:=P+S[i];

       If S=P then write('Xau palindrome')

       else write('Xau khong palindrome'); 

A. So sánh hai xâu S và P.                                         B. Viết xâu ngược của xâu S.                       

C. Kiểm tra xâu đối xứng.                                         D. Cả ba phương án trên đều sai.

15. Đoạn chương trình Pascal sau đây thực hiện công việc gì?

      While pos('anh',S) <> 0 do

            begin

                vt:=pos('anh',S);

                delete(S,vt,3);

                insert('em',S,vt);

            end;

A. Tìm xâu 'anh' trong xâu S.                   B. Xóa xâu 'anh' trong xâu S.                 

C. Chèn xâu 'anh' vào xâu S.                    D. Thay thế các xâu 'anh' trong xâu S bởi xâu 'em'.

KIỂU TỆP

1. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài.

B. Dữ liệu kiểu tệp không bị mất đi khi tắt nuồn điện.

C. Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có giới hạn nhỏ.

D. Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.

2. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. Tệp văn bản là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo bảng mã ASCII.

B. Trong tệp văn bản, các dòng được đánh số thứ tự.

C. Trong tệp văn bản, dãy ký tự kết thúc bởi ký tự xuống dòng hay ký tự kết thúc tệp tạo thành một dòng.

D. Turbo Pascal quản lý tệp văn bản bởi một biến kiểu text.

3. Khi nào dùng kiểu dữ liệu tệp?

A. Để lưu trữ dữ liệu lâu dài ở bộ nhớ ngoài.

B. Để không bị mất dữ liệu khi tắt nguồn điện.

C. Không cần xác định trước số lượng các phần tử dữ liệu.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

4. Thủ tục reset(<biến tệp>) có công dụng:

A. Mở tệp để đọc.                 B. Mở tệp để ghi.                                                                 

C. Đọc dữ liệu từ tệp.           D. Ghi dữ liệu ra tệp.

5. Thủ tục rewrite(<biến tệp>) có công dụng:

A. Mở tệp để đọc.                      B. Mở tệp để ghi.                                                                              

C. Đọc dữ liệu từ tệp.                D. Ghi dữ liệu ra tệp.

6. Cặp thủ tục gán biến tệp văn bản F với tên tệp DULIEU.DAT để đọc dữ liệu là:

A. assign(F,'DULIEU.DAT');reset(F);        B. assign(F,'DULIEU.DAT');rewrite(F);

C. assign('DULIEU.DAT',F);reset(F);        D. assign('DULIEU.DAT',F);rewrite(F);

7. Cặp thủ tục gán biến tệp văn bản F với tên tệp DATA.TXT để ghi dữ liệu là:

A. assign(F,'DATA.TXT');reset(F);             B. assign(F,'DATA.TXT');rewrite(F);

C. assign('DATA.TXT',F);reset(F);             D. assign('DATA.TXT',F);rewrite(F);

8. Hàm nào trả về giá trị true nếu con trỏ tệp văn bản đang chỉ tới cuối tệp?

A. eof(<biến tệp>).                                       B. eoln(<biến tệp>).                                                

C. seekeof(<biến tệp>).                               D. Cả A và C đều đúng.

9. Hàm nào trả về giá trị true nếu con trỏ tệp văn bản đang chỉ tới cuối dòng?

A. eof(<biến tệp>).                                       B. eoln(<biến tệp>).                                    

C. seekeoln(<biến tệp>).                             D. Cả B và C đều đúng.

10.  Với thủ tục write(<biến tệp>,<danh sách kết quả>) thì danh sách kết quả là:

A. Một hoặc nhiều phần tử.                                                  

B. Phần tử là biến đơn.

C. Phần tử là biến đơn, biểu thức hoặc hằng.                                                                     

D. Cả A và C đều đúng.

11. Với thủ tục read(<biến tệp>,<danh sách biến>) thì danh sách biến là:

A. Một tên biến đơn.                                    

B. Một hoặc nhiều tên biến đơn.

C. Một hoặc nhiều tên biến đơn hoặc một tên biến thuộc kiểu có cấu trúc.

D. Nhiều tên biến thuộc kiểu có cấu trúc.

CHƯƠNG TRÌNH CON

1. Mệnh đề nào sau đây nói về thủ tục là sai?

A. Kết quả trả về từ thủ tục có thể nhiều hơn một giá trị.

B. Giá trị nhận từ thủ tục có thể thuộc kiểu có cấu trúc.

C. Cần dùng tên thủ tục để chứa giá trị.

D. Thủ tục được gọi một cách độc lập.

2. Mệnh đề nào sau đây nói về hàm là sai?

A. Nếu ta muốn nhận từ hàm một và chỉ một giá trị.

B. Giá trị của hàm không thuộc kiểu có cấu trúc.

C. Cần dùng tên hàm để chứa giá trị.

D. Nếu ta muốn nhận từ hàm nhiều hơn một giá trị.

3. Cách gọi thủ tục nào là đúng?

A. Gọi độc lập từ chương trình chính.                      

B. Gọi từ câu lệnh gán hoặc từ biểu thức.           

C. Gọi từ thủ tục write.

D. Cả B và C đều đúng.        

4. Trong chương trình Pascal sau đây, các tham số hình thức là:

      Var a,b,P:real;

      Procedure Max(x,y:real;Var Q:real);  

           Begin If x>y then Q:=x else Q:=y; End;

      Begin

            write(Nhap a,b:');readln(a,b);

           Max(a,b,P);write('Max=',P);

       End.

A. a, b, P                            B. x, y, Q                           C. a, b, Q                            D. x, y, P

5. Mệnh đề nào sai trong các mệnh đề sau?

A. Hàm phải có kiểu của hàm.                                    B. Thủ tục có kiểu của thủ tục.

C. Hàm trả về một giá trị qua tên của nó.                  D.Thủ tục không trả về giá trị nào qua tên của nó.

6. Khi nào dùng chương trình con dạng hàm?          

A. Nếu ta muốn nhận lại một và chỉ một giá trị.

B. Giá trị này phải là kiểu vô hướng hoặc kiểu con trỏ.

C. Cần dùng tên chương trình con để chứa giá trị.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

7. Khi nào dùng chương trình con dạng thủ tục?   

A. Nếu ta muốn nhận lại một và chỉ một giá trị.

B. Giá trị này phải là kiểu vô hướng hoặc kiểu con trỏ.

C. Cần dùng tên chương trình con để chứa giá trị.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

8. Mệnh đề nào sau đây là sai?

A. Biến của chương trình chính (biến toàn cục) có thể dùng cho cả chương trình chính lẫn các chương trình con.

B. Biến của chương trình con (biến cục bộ) chỉ dùng cho chương trình con đó.

C. Biến của chương trình con (biến cục bộ) có thể dùng cho chương trình chính.

D. Có thể khai báo tên biến ở chương trình chính trùng với tên biến ở chương trình con.

9. Trong lời gọi chương trình con từ chương trình chính, các tham số thực sự phải tương ứng với các tham số hình thức và thỏa mãn các điều kiện sau đây. Mệnh đề nào là sai?

A. Số lượng bằng nhau.

B. Thứ tự như nhau.

C. Kiểu dữ liệu tương ứng giống nhau.

D. Kiểu dữ liệu tương ứng có thể khác nhau.

10. Trong các lợi ích của việc sử dụng chương trình con sau đây, mệnh đề nào sai?

A. Người lập trình khi sử dụng chương trình con cần phải biết mã nguồn của nó.

B. Tránh việc lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó trong chương trình.

C. Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn.

D. Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa.

 

 

 

 

 Tải file tại đây!