Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Ngữ văn

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 11 NĂM HỌC 2017-2018

       SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG                    KIỂM TRA HỌC KÌ II

                      TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ                               NĂM HỌC 2017 – 2018

                                              ›¬›   ›¬›

 

MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 11

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

 

I. Đọc – hiểu (3 điểm): Anh/ chị hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

"Chiếc vòng tử tế" là một hoạt động nằm trong chiến dịch "Tử tế là" - do Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường chủ trì phát động nhằm hướng mọi người suy nghĩ về giá trị của sự tử tế và thực hành giá trị đó trong đời sống. “Chiếc vòng tử tế” là tên gọi của 100 chiếc vòng đặc biệt trong chiến dịch được trao cho những người có uy tín trong cộng đồng như bà Tôn Nữ Thị Ninh, MC Diễm Quỳnh, ca sĩ Thái Thùy Linh, hot girl Chi Pu… (...)

Luật chơi của chiếc vòng tử tế là trong vòng 4 ngày sau khi nhận được chiếc vòng, bạn phải làm 1 điều tử tế và chia sẻ câu chuyện của mình trên Facebook. Sau đó bạn tặng lại chiếc vòng cho 1 người khác, người cam kết sẽ làm những việc như trên. Cứ như thế, chiếc vòng tử tế sẽ được truyền từ người này sang người khác.

Trong ngày đầu phát động chiến dịch, 100 “chiếc vòng tử tế” được đánh số từ 1 đến 100 đã được trao cho những chủ nhân đầu tiên ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tính tới thời điểm này, đã có rất nhiều việc tốt được thực hiện với những câu chuyện thật sự "tử tế" được chia sẻ trên cộng đồng mạng.

               (...) Không có một định nghĩa chính xác hay cụ thể nào về sự "tử tế". Đó là những hành động nhỏ thường ngày như vứt rác đúng chỗ, không vượt đèn đỏ, dắt một cụ già, em nhỏ qua đường, dừng xe nhặt hộ đồ bị rơi khi người đi trước không thể vòng lại,... Đó cũng có thể là hành động lớn hơn như kêu gọi bảo vệ môi trường, thành lập tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,... Nhưng điều quan trọng hơn cả, việc làm đó xuất phát từ một cách nghĩ đẹp, lối sống văn minh, "tử tế" với chính mình và với những người xung quanh. 

 (Trích kenh14.vn, 30/10/2014)

Câu 1: Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả bài viết, thế nào là việc “tử tế”? (1.0 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, làm thế nào để những việc “tử tế” có thể được thực hiện hằng ngày và lan tỏa trong xã hội? (viết một đoạn văn từ 7-10 dòng). (1.5 điểm)

II. Làm văn (7 điểm)

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

 

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2, NXB giáo dục, 2008)

-- HẾT --

(Giám thị không giải thích gì thêm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG                KIỂM TRA HỌC KÌ II

             TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ                           NĂM HỌC 2017 – 2018

                                    ›¬›                                                                    ›¬›

 

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 11

 (Hướng dẫn chấm có 02 trang)

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC – HIỂU

3.0

 

1

Tiêu đề:

- “Chiếc vòng tử tế” – Trào lưu đẹp lan tỏa những giá trị sống tử tế

- “Chiếc vòng tử tế” – Chiến dịch lan tỏa những hành động đẹp

(Giáo viên linh hoạt cho điểm dựa vào các cách diễn đạt khác nhau của học sinh)

0.5

2

- Theo tác giả, việc “tử tế” là việc xuất phát từ một cách nghĩ đẹp, lối sống văn minh, "tử tế" với chính mình và với những người xung quanh.

1.0

 

 

3

- Yêu cầu về kĩ năng: biết viết một đoạn văn nghị luận xã hội từ 7 đến 10 dòng. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc.

- Yêu cầu về nội dung: Có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần hướng đến một số ý như sau:

+ Biết quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh

+ Thay đổi từ những hành động nhỏ nhất

+ Đoàn kết trong tập thể, cộng đồng để lan tỏa việc tử tế

1.5

II

LÀM VĂN

7.0

 

a

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0.5

 

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

 

b

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0.5

c

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

Học sinh có thể triển khai bài viết theo mạch ý khác nhau, miễn là hợp lí và thuyết phục. Sau đây là gợi ý:

 

 

* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

- Hàn Mặc Tử:

+ Là hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới.

+ Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: phức tạp, đầy bí ẩn; đan xen những gì thân thuộc, thanh khiết và ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất; luôn chứa chan tình yêu cuộc sống mãnh liệt.

- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

+ Nằm trong tập Thơ Điên (1938) (sau đổi thành Đau thương).

+ Được khơi nguồn cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Kim Cúc – người Hàn Mặc Tử yêu đơn phương và tình yêu, kỉ niệm với Huế.

* Phân tích bài thơ

- Khổ 1:

+ Bức tranh phong cảnh thôn Vĩ buổi sớm mai tinh khôi, tươi mát hiện lên trong miền tâm tưởng.

+ Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết.

+ Khao khát được trở về thôn Vĩ tươi đẹp nhưng đằng sau đó là một nỗi niềm mặc cảm.

- Khổ 2:

+ Cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo.

+ Nỗi buồn nhuốm màu sắc chia li, nỗi lo âu phấp phỏng vì cảm nhận quỹ thời gian không còn nhiều và khát khao cháy bỏng được hội ngộ với cái Đẹp của thi nhân.

- Khổ 3:

+ Hình bóng khách đường xa và chốn sương khói mông lung.

+ Sự hoài nghi nhưng vẫn chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời.

* Đánh giá, khái quát

- Nghệ thuật:

+ Lối chuyển đột ngột của mạch thơ và dòng cảm xúc.

+ Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

+ Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ…

- Bài thơ thể hiện sự gắn bó tha thiết, tình người sâu đậm của một hồn thơ yêu da diết con người và cuộc sống dù đang chịu đựng những đau đớn bệnh tật và hơn hết là sự cách biệt với cuộc sống trần thế. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của Hàn Mặc Tử.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

d

Sáng tạo

0.5

 

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới vẻ về vấn đề nghị luận.

 

e

Chính tả, dùng từ, đặt câu

0.5

 

Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

 

Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

 

-- HẾT --