Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Xã hội

GIỚI HẠN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020.

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRẦN PHÚ

TỔ LỊCH SỬ

GIỚI HẠN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ

NĂM HỌC 2019-2020.

1. Mục tiêu

- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức kĩ năng của học sinh sau khi học xong chương trình lịch sử bậc phổ thông trung học (chương trình chuẩn) ở học kì I.

- Giúp học sinh có định hướng trong ôn tập để đạt kết quả cao nhất và giúp giáo viên định hướng ra đề, đổi mới kiểm tra, đánh giá.

- Nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh từ đó đề ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

- Giúp HS rèn luyện các kỹ năng trình bày, phân tích, tổng hợp từ đó rút ra nhận xét, đánh giá đúng vấn đề, sự kiện lịch sử. từ đó vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể. Đồng thời giúp nhà quản lý giáo dục thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học.

2. Hình thức:

- Đối với khối 12 trắc nghiệm 100% (đề của Sở GD&ĐT), 3 điểm lịch sử thế giới, 7 điểm lịch sử Việt Nam.

- Đối với khối 10,11 trắc nghiệm nhiều lựa chọn (tỉ lệ 70%) và tự luận (tỉ lệ 30%), với 04 mã đề, mỗi mã đề 28 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm) và từ 1 đến 2 câu tự luận; mức độ kiến thức: 5 điểm nhận biết, 3 điểm thông hiểu, 2 điểm vận dụng.

- Thời gian làm bài: 45 phút/môn.

3. Thời gian kiểm tra

- Khối 12 kiểm tra tập trung  (thời gian kiểm tra: 9h45-10h30 ngày 19/12/2019).

- Khối 10,11 kiểm tra tại lớp (thời gian kiểm tra: từ 13/12/2019 – 23/12/2019)

4. Giới hạn

4.1. Lớp 12: ôn tập từ bài 1 đến bài 18 (trừ phần giảm tải)

4.2. Lớp 11

Chủ đề

Nhận biết (5 điểm)

Thông hiểu (3 điểm)

Vận dụng (2 điểm)

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

(4,5 điểm)

 Nêu được:
- Nguyên nhân  bùng nổ cuộc  cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917.
- Diễn biến chính, kết quả, tính chất của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười Nga 1917

- Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.

- Giải thích được vì sao:

+ Năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng là cách mạng tháng Hai và cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917.
+ Sau Cách mạng tháng Hai ở Nga có hai chính quyền song song tồn tại (làm rõ được lợi ích của 2 chính quyền).

- Nêu được nhiệm vụ của cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười.

- So sánh đặc điểm của Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.

- Hiểu được vai trò của Lê-nin đối với cách mạng tháng Mười Nga.

 - Phân tích: Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

- So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cách mạng tư sản kiểu cũ và cách mạng tư sản kiểu mới.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng VN.

Trắc nghiệm

3 câu – 0,75 điểm (7,5%)

5 câu – 1,25 điểm (12,5%)

2 câu – 0,5 điểm (5%)

Tự luận

1 câu – 2 điểm (20%)

   

2. Công cuộc xây dựng CNXH ở 
Liên Xô (1921 - 1941)

(3.25 đ)

- Hoàn cảnh lịch sử  và nội dung  của Chính sách kinh tế mới (NEP).
- Những nét chính về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941).

- Trình bày được chính sách đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921-1941.

- Hiểu được bản chất của Chính sách kinh tế mới.

-  Phân tích được tác dụng của Chính sách kinh tế mới

- Chỉ ra được các thành phần kinh tế trong Chính sách kinh tế mới

- Hiểu được các khái niệm kinh tế hàng hóa, vai trò điều tiết của nhà nước, tự hạch toán kinh doanh.

- Giải thích được vì sao Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

- Ý nghĩa của công cuộc xây dựng CNXH đối với Liên Xô.

-  So sánh điểm giống nhau giữa chính sách kinh tế mới  với đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Quan điểm của Đảng ta khi tiếp thu Chính sách kinh tế mới. Việt Nam đã học tập gì từ Chính sách kinh tế mới.

Trắc nghiệm


6 câu – 1,5 điểm (15%) 


3 câu – 0,75 điểm (7,5%)

 

Tự luận

   

1 câu – 1 điểm

2. Các nước TBCN giữa hai cuộc CTTG (1918 - 1939)

(2,25đ)

Trình bày được :
- Sự hình thành của trật tự thế giới mới sau Chiến tranh TG thứ nhất.
- Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.


-Hiểu được:
+ Bản chất của trật tự thế giới mới sau CTTG thứ nhất
+ Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

+ Khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

- Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã tác động đến Việt Nam như thế nào.

- Vì sao khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại tác động đến Việt Nam.

Trắc nghiệm

3 câu – 0,75điểm (7,5%)

4 câu  - 1 điểm (10%)

2 câu 0,5 điểm (5%)

Tổng

12 TN = 3 điểm (30%)

          1 TL = 2 điểm (20%)

è 5 điểm – 50%

12 TN = 3 điểm (30%)

è 3 điểm – 30%

4 TN = 1 điểm (10%)

1 TL = 1 điểm (10%)

 

è 2 điểm – 20 %

             

 4.3. Lớp 10

Tên bài

Nhận biết

(5 điểm)

Thông hiểu

(3 điểm)

Vận dụng

(2 điểm)

Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây

(4 điểm)

 

- Nêu được đặc điểm về điều kiện tự nhiên ở phương Tây cổ đại

 

 

 

- Nêu nguyên nhân ra đời của các quốc gia cổ đại phương Tây

 

 

 

 

- Trình bày được những thành tựu của văn hóa cổ đại phương Tây

- Phân tích được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây.

- Giải thích : Vì sao gọi là nền dân chủ chủ nô.

- Lý giải được vai trò và địa vị của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Tây.

- Lý giải : Vì sao đến thời Hy Lạp và Rô Ma thì những tri thức khoa học được gọi là khoa học ?

- Lý giải : Vì sao các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn ?

 

 

 

 

 

- Giải thích : Vì sao nô lệ chiếm số lượng đông và có vai trò to lớn trong sản xuất.

- Phân tích được những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chế độ dân chủ chủ nô.

     Trắc nghiệm

10 câu = 2,5 điểm

4 câu = 1,0 điểm

2 câu = 0,5 điểm

Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ

(1 điểm)

- Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ dưới vương triều Gúpta.

 

- Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

 

     Trắc nghiệm

3 câu = 0,75 điểm

1 câu = 0,25 điểm

 

Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ.

(3,5 điểm)

 

- Nêu được hoàn cảnh lịch sử, quá trình hình thành,  phát triển và vai trò của vương triều Hồi giáo Đê li và Mô gôn.

- Lý giải : Vì sao vương triều Hồi giáo Đê li thực hiện chính sách “áp bức dân tộc” còn vương triều Mô gôn thì thực hiện chính sách “hòa hợp dân tộc”

- Giải thích : Vì sao dưới thời vua Acơba – chế độ phong kiến Ấn độ phát triển đạt đến đỉnh cao.

 

     Trắc nghiệm

2 câu = 0,5 điểm

 

 

     Tự luận

 

1 câu = 1,5 điểm

1 câu = 1,5 điểm

Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á (1,5 điểm)

- Nêu các giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến ở ĐNA và kể tên các quốc gia ở ĐNA

- Điều kiện tự nhiên ở ĐNA có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Điều kiện hình thành các quốc gia phong kiến ở ĐNA

 

     Trắc nghiệm

5 câu = 1,25 điểm

1 câu = 0,25 điểm

 

Tổng số câu, số điểm cho các bài

     Trắc nghiệm

20 câu = 5 điểm (50%)

6 câu = 1,5 điểm (15%)

2 câu = 0,5 điểm (5%)

     Tự luận

 

1 câu = 1,5 điểm (15%)

1 câu = 1,5 điểm (15%)

                                                                                            TM. TỔ CHUYÊN MÔN

       Nơi nhân:                                                                                  TỔ TRƯỞNG

-   BGH (b/cáo),

-   GV Lịch sử,

-   Web,

-   Lưu TCM.

 

                                                                                                  Phan Văn Quang