Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN -

Tài liệu tự ôn tập đợt 2 khối 10(12/3/2020)

NỘI DUNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ – LỚP 10 – ĐỢT 2

                                                                                              Chương VI: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Bài 26. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Câu 1: Nguồn lực là

A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.

B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.

D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

Câu 2: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.

A. Vai trò.

B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

C. Mức độ ảnh hưởng.

D. Thời gian.

Câu 3: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Vốn.

C. Vị trí địa lí.

D. Thị trường.

Câu 4: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành :

A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.

C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.

D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 5: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố

A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.

B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.

C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.

D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

Câu 6: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là

A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

B. Vốn.

C. Thì trường tiêu thụ.

D. Con người.

Câu 7: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.

B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.

C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người.

D. Sự giâu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Câu 8: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.

C. Nguồn lực bên trong.

D. Nguồn lực bên ngoài.

Câu 9: Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là

A. Nguồn lực tự nhiên.

B. Nguồn lực tự nhiên – xã hội.

C. Nguồn lực từ bên trong.

D. Nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 10: Nguồn lực bên trong có vai trò

A. Quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

B. Quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

Câu 11: Nguồn lực bên ngoài có vai trò

A. Quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

B. Quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

C. Rất ít tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

D. To lớn, góp phần quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

Câu 12: Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài

A. Luôn đối nghịch nhau.

B. Luôn hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.

C. Luôn đứng độc lập, không có sự hợp tác.

D. Chỉ hợp tác với nhau ở một số khía cạnh.

Câu 13: Để nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, các nước đang phát triển phải

A. Khai thác triệt để các nguồn nhân lực của đất nước.

B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực có sẵn kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài.

C. Dựa hoàn toàn vào các nguồn lực bên ngoài.

D. Sử dụng các nguồn lực bên trong, không sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài.

Câu 14: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:

A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng dịch vụ.

B. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư.

C. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.

Câu 15: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là

A. Cơ cấu nghành kinh tế.

B. Cơ cấu thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu lãnh thổ.

D. Cơ cấu lao động.

Câu 16: Đặc điểm nào dưới đây đúng với cơ cấu nghành kinh tế ?

A. Ổn định về tỉ trọng giữa các nghành.

B. Thay đổi phù hợp với trình độ phát triển sản xuất.

C. Giống nhau giữa các nước, nhóm nước.

D. Không phản ánh được trình độ phát triển của các quốc gia.

Câu 17: Cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng nghành nông - lâm – ngư nghiệp rất nhỏ, tỉ trọng nghành dịch vụ rất cao.

B. Tỉ trọng nghành nông - lâm – ngư nghiệp còn tương đối nhỏ.

C. Tỉ trọng các nghành tương đương nhau.

D. Tỉ trọng nghành công nghiệp – xây dựng cao nhất.

Câu 18: Cơ cấu nghành kinh tế của các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp rất cao.

B. Tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm nhanh.

C. Tỉ trọng các nghành tương đương nhau.

Câu 19: Cơ cấu nghành kinh tế của các nhóm nước và thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng nghành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành công nghiệp – xây dựng.

B. Tăng tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, giảm tỉ trọng nhanh dịch vụ.

C. Giữ nguyên tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, thay đổi tỉ trọng nhanh công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

D. Giảm tỉ trọng nhanh nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng nghành dịch vụ.

Câu 20: Cơ cấu kinh tế được hình thành dựa trên chế độ sở hữu là

A. Cơ cấu lãnh thổ.

B. Cơ cấu nhanh và thành phần kinh tế.

C. Cơ cấu thành phần kinh tế.

D. Cơ cấu nhanh kinh tế.

Câu 21: Cơ cấu thành phần kinh tế đng diễn ra theo hướng.

A. Tăng cường vai trò kinh tế Nhà nước, hạn chế sự phát triển kinh tế ngoài Nhà nước.

B. Phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức kinh doanh.

C. Hạn chế sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

D. Tập trung cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, coi nhẹ khu vực kinh tế trong nước.

Câu 22: Cơ cấu lãnh thổ là kết quả của

A. Sự phân hóa về điều kiện tự nhiên theo lãnh thổ.

B. Quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.

C. Khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ.

D. Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ.

 

 Chương VII: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

Bài 27:  VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG                                TỚI  PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.                                                                          MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không nghành nào có thể thay thế được là

A. Cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triern của xã hội loài người.

C. Tạo việc làm cho người lao động.

D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.

Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là

A. Sản xuất có tính mùa vụ.

B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.

D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.

Câu 3: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải

A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.

B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.

D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.

Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì

A. Nông nghiệp trở thành nhanh sản xuất hàng hóa.

B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

C. Quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai.

D. Con người không thể làm thay đổi được tự nhiên

Câu 5: Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó là

A. Có tính mùa vụ.

B. Không có tính mùa vụ.

C. Phụ thuộc vào đất trồng.

D. Phụ thuộc vào nguồn nước.

Câu 6: Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải

A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày.

B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.

C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt.

D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi.

Câu 7: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

A. Sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.

B. Chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

C. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.

D. Sản xuất theo lới quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.

Câu 8: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ làm

A. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.

B. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.

C. Tinh mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.

D. Tăng tính bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp.

Câu 9: Qũy đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

D. Tất cả yếu tố trên.

Câu 10: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới

A. Năng suất cây trồng.

B. Sự phân bố cây trồng.

C. Quy mô srn xuất nông nghiệp.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 11: Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc

A. Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ ,.. tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.

B. Quy mô sản xuất nông nghiệp.

C. Đầu tư cơ sở vật chât cho sản xuất nông nghiệp.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 12: Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới

A. Sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.

B. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

C. Nguồn lao động của một đất nước.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 13: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên

A. Tập quán canh tác cổ truyền.

B. Chuyên môn hóa và thâm canh.

C. Công cụ thủ công và sức người.

D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.

Câu 14: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là

A. Trang trại.     B. Hợp tác xã.

C. Hộ gia đình.     D. Vùng nông nghiệp.

Câu 15: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là

A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.

B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.

C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.

D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.

 

 

Bài 28: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT

 

Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực ?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 2: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thai nào sau đây ?

A. Khí hậu ẩm, khô ,đất màu mỡ.

B. Khí hậu nóng, đất ẩm.

C. Khí hậu khô, đất thoát nước.

D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước , đất phù sa.

Câu 3: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

B. Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt.

C. Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng.

D. Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới.

Câu 4: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì

A. Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

C. Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

D. Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước.

Câu 5: Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

B. Vùng ôn đới và cận nhiệt.

C. Vùng bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Rải từ miền nhiệt đới đến ôn đới.

Câu 6: Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là

A. Chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ.

B. Chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh, khô.

C. Chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước.

D. Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Câu 7: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới ?

A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.

B. Khoai tây, cao lương, kê.

C. Mạch đen, sắn, kê.

D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.

Câu 8: Ý nào sau đây nói về vai trò vủa sản xuất cây công nghiệp ?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thai rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thai hẹp, cần những đòi hỏi dặc biệt về nhiệt, ẩm , … chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giâu dinh dưỡng.

Câu 10: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây mía ?

A. Cần nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.

B. Thích hợp khí hậu lạnh, đất phù sa, bón phân đầy đủ.

C. Thích hợp khí hậu ôn đới, cận nhiệt, đất đen giâu dinh dưỡng.

D. Đòi hỏi khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều.

Câu 11: Mía là cây lấy đường trồng ở vùng ?

A. Ôn đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Nhiệt đới ẩm.

Câu 12: Cây củ cải đường được trồng ở

A. Miền cận nhiệt, nơi có khí hậu khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Miền nhiệt đới, có nhiệt - ẩm rất cao, phân hóa theo mùa, đất giàu dinh dưỡng.

C. Miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giâu dinh dưỡng .

D. Tất cả các đới khí hậu, không kén đất.

Câu 13: Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Câu 14: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm , đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây ?

A. Cây cà phê.

B. Cây đậu tương.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Câu 15: Cây đậu tương thích hợp trồng trọt ở nơi

A. Có khí hậu khô, đất giâu dinh dưỡng.

B. Khí hậu có sự phân hóa, mưa rải đều quanh năm.

C. Có khí hậu ẩm, khô, đất badan.

D. Có độ ẩm cao, đất tơi xốp, thoát nước.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng ?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.

Câu 17: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng , chủ yếu là do

A. Chiến tranh.

B. Tai biến thiên nhiên.

C. Con người khai thác quá mức.

D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

Tổng số

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

2005

177,3

148,5

27,0

1,8

2008

200,1

159,3

39,8

1,0

2010

252,5

190,6

57,5

4,4

2013

227,1

211,8

14,1

1,2

Dựa vào bảng trả lời câu hỏi 18,19.

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên ?

A. Diện tích rừng phòng hộ trồng mới không thay đổi qua các năm.

B. Rừng trồng mới chủ yếu là rừng sản xuất.

C. Rừng đặc dụng được trồng mới là nhiều nhất.

D. Tổng diện tích rừng trồng mới tăng gống nhau qua các năm.

Câu 19: Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng : sản xuất , phòng hộ , đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là

A. 93,3% , 6,2% , 0,5%.

B. 87,6% , 5,7% , 6,7% .

C. 75,5% , 22,8% , 1,7%.

D. 80,4% , 18,4% , 1,2%.

 

                                 Chương VIII. ÑÒA LYÙ COÂNG NGHIEÄP

Bài 31:VAI TROØ VAØ ÑAËC ÑIEÅM CUÛA COÂNG NGHIEÄP

CAÙC NHAÂN TOÁ AÛNH HÖÔÛNG TÔÙI SÖÏ PHAÙT TRIEÅN

VAØ PHAÂN BOÁ COÂNG NGHIEÄP

Câu 1: Các ngành kinh tế muốn phát triển được và mang lại hiệu quả kinh tế cao đều phải dựa vào sản phẩm của ngành

A. Công nghiệp.     B. Dịch vụ.

C. Nông nghiệp.     D. Xây dựng.

Câu 2: Trong sản xuất công nghiệp, khi tác động vào đối tượng lao động thì sản phẩm sẽ là

A. Tư liệu sản xuất.

B. Nguyên liệu sản xuất.

C. Vật phẩm tiêu dùng.

D. Máy móc.

Câu 3: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là

A. Có tính tập trung cao độ.

B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định.

C. Cần nhiều lao động.

D. Phụ thuộc vào tự nhiên.

Câu 4: Sản phẩm của ngành công nghiệp

A. Chỉ để phục vụ cho ngành nông nghiệp.

B. Chỉ để phục vụ cho giao thông vận tải.

C. Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

D. Chỉ để phục vụ cho du lịch.

Câu 5: Tỉ trọng đóng góp của nhanh công nghiệp trong GDP của một nước mà cao sẽ phản ánh được rõ nhất

A. Các nghành công nghiệp trọng điểm của nước đó.

B. Trình độ phát triển kinh tế của nước đó.

C. Tổng thu nhập của nước đó.

D. Bình quân thu nhập của nước đó.

Câu 6: Nghành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi phải có không gian sản xuất rộng lớn ?

A. Công nghiệp chế biến.

B. Công nghiệp dệt may.

C. Công nghiệp cơ khí.

D. Công nghiệp khai thác khoáng sản.

Câu 7: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, nghành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ?

A. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp khai thác, công nghiệp nặng.

C. Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến.

D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Câu 8: Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành nào sau đây ?

A. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp khai thác .

B. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

C. Công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác.

D. Công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.

Câu 9: Để phân bố các ngành công nghiệp hợp lí và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì phải dựa vào

A. Đặc điểm của ngành công nghiệp đó.

B. Nhanh năng lượng.

C. Nhanh nông – lâm – thủy sản , vì nghành này cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp.

D. Khai thác, vì không có nghành này thì không có vật tư .

Câu 10: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp khai thác là

A. Bao giờ cũng gắn với vùng nguyên liệu.

B. Gắn với những nơi giao thông phát triển để dễ vận chuyển.

C. Gắn với thị trường tiêu thụ.

D. Nằm thật xa khu dân cư.

Câu 11: Các nhánh dệt , nhuộm , sản xuất giấy thường phân bố gần nguồn nước là do

A. Tiện để tiêu thụ sản xuất.

B. Các nhanh này sử dụng nhiều nước.

C. Tiện cho các nhanh này khi đưa nguyên liệu vào sản xuất.

D. Nước là phụ gia không thể thiếu.

Câu 12: Với tính chất đa dạng của khí hậu, kết hợp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú là cơ sở để phát triển ngành.

A. Công nghiệp hóa chất.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp chế biến thực phẩm.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 13: Ngành công nghiệp nào sau đây cần nhiều đến đội ngũ lao động kĩ thuật cao ?

A. Dệt – may.

B. Giày – da .

C. Công nghiệp thực phẩm.

D. Điện tử - tin học.

Câu 14: Ngành công nghiệp dệt – may , da – giây thường phân bố ở những nơi có nguồn lao động dồi dào vì

A. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có trình độ.

B. Ngành này đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn sâu.

C. Nhanh này sử dụng nhiều lao động nhưng không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

D. Sản phẩm của nhanh này phục vụ ngay cho người lao động.