Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN TỨC - TIN TỨC HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG

Kế hoạch tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trường học

         SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

                     TRẦN PHÚ

 


               Số: 21/KH–THPTTP                       Đà Nẵng, ngày 25 tháng 01 năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

Tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trường học


Thực hiện Công văn số 3652/SGDĐT-CTrTT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trường học, trường THPT Trần Phú xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

  1. 1.    Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

a) Tăng cường công tác bảo vệ trụ sở, tài sản của cơ quan. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhà trường tích cực phối hợp với công an địa phương trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

b) Thực hiện Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

c) Kiểm tra, ngăn ngừa, giáo dục học sinh không truy cập các thông tin không lành mạnh trên mạng internet; tuyên truyền, ngăn cấm học sinh không được chơi cờ bạc, cá độ, rượu chè, đua xe, hút thuốc lá, không được tụ tập đông người nhằm có những hành động quá khích; cảnh giác đối với các thế lực thù địch, phản động nhằm lôi kéo, kích động, dụ dỗ.

d) Tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh không tham gia làm và tiêu thụ hàng lậu, hàng giả hoặc có hành vi gian lận, vi phạm pháp luật về thương mại; không đốt pháo, sử dụng các dụng cụ, đồ chơi gây nổ.

e) Tiếp tục tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm lợi dụng lúc phụ huynh đưa đón con, trà trộn vào trường học để cướp giật tài sản, bạo hành, xâm hại trẻ em… nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn về người và tài sản cho học sinh.

g) Tích cực tuyên truyền phụ huynh nâng cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ an toàn cho học sinh, không để học sinh mang theo trang sức có giá trị đến trường; phát huy vai trò của học sinh, phụ huynh trong việc phát hiện các đối tượng nghi ngờ tội phạm, báo cáo nhà trường, các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp phối hợp với công an theo dõi, kiểm tra, xử lý.

h) Tiếp tục thực hiện đầy đủ các nội dung, quy định về xây dựng trường học an toàn, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống ma túy, tội phạm và tệ nạn xã hội.

i) Duy trì nghiêm túc chế độ trực bảo vệ tại cổng trường; kiểm soát chặt chẽ người ra vào trường học để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ người  người phạm tội và báo cáo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý (nếu có).

2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc  các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, cụ thể:

- Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Quyết định số 31/2018/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về ban hành quy định phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

b) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về kiến thức, nâng cao trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm, biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho nhân viên chế biến, các cơ sở kinh doanh cung ứng thực phẩm căng tin trường học; giáo dục cho học sinh nhận thức trách nhiệm về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các quán ăn vỉa hè, thức ăn đường phố ở khu vực phụ cận và ngay tại trường học; thông tin, truyền thông vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, nhận biết, sử dụng thực phẩm, thức ăn an toàn; thực hiện ăn chín uống sôi, tuyệt đối không mua bán, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không an toàn; xử lý kịp thời, khắc phục và hạn chế hậu quả của ngộ độc thực phẩm; phối hợp điều tra xác định nguyên nhân tình trạng ngộ độc thực phẩm và thực hiện các biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm và thực hiện các biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm theo quy định.

c) Hiệu trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công văn số 2699/SGDĐT-KHTC ngày 08/10/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về xây dựng Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Căng tin hoạt động vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa đảm bảo các nguyên tắc phòng, chống dịch COVID-19.

3. Đảm bảo an toàn giao thông (ATGT)

a) Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh.

b) Quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện nghiêm túc quy định không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông; yêu cầu công chức, viên chức, người lao động không uống rượu, vào buổi trưa và giờ làm việc theo quy định.

c) Quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tuân thủ nghiêm các quy tắc về an toàn giao thông khi tham gia giao thông: đi đúng phần đường, làn đường, đúng tốc độ, chở đúng số người quy định, đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và cài quai đúng cách khi tham gia giao thông.

4. Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

a) Phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa các nguy cơ cháy, nổ; xây dựng kế hoạch lồng ghép việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình dạy học ngoại khóa, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

b) Chủ động kiểm tra an toàn các thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thường xuyên quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật của pháp luật phòng cháy, chữa cháy; kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện…

c) Tăng cường kiểm tra, rà soát các điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng làm việc, kho lưu trữ hồ sơ, các cơ sở dịch vụ (căng tin) các khu vực khác có nguy cơ cháy…

d) Trường có học sinh để xe máy đảm bảo và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

5. Đảm bảo phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh tuân thủ các quy định về phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước; nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước với học sinh.

b) Tiếp tục quán triệt triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về đảm bảo các điều kiện trường học an toàn; kiểm tra, rà soát, sữa chữa, khắc phục các điều kiện về cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn nhưng lan can, cầu thang, hệ thống dây điện, thiết bị điện, tường rào…

c) Yêu cầu giáo viên dạy tiết cuối ngày (đối với trường dạy 2 buổi/ngày), tiết cuối buổi, dành 1-2phút nhắc nhở học sinh kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước như: tham gia giao thông an toàn; không được chơi, đùa nghịch gần các ao, hồ, sông, suối rạch, hố công trình, nơi có biển báo nguy hiểm, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, không được tự ý rủ nhau đi tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng hoặc tại những nơi không có nhân viên cứu hộ; không đùa nghịch, chạm tay vào dây điện, các thiết bị điện không đảm bảo an toàn, vật nuôi.

6. Đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh

a) Thường xuyên tổng dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, đảm bảo phòng học, phòng làm việc, công trình cấp nước, công trình vệ sinh sạch sẽ; tiến hành vệ sinh các bồn, bể, dụng cụ chứa nước đảm bảo nguồn nước tại trường học phải tuyệt đối an toàn mới được đưa vào sử dụng; hướng dẫn thực hiện tốt các hành vi về vệ sinh cá nhân, thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên lau chùi sàn nhà, mặt bàn, ghế, đồ chơi, đồ dùng học tập… bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường hoặc Chloramin B.

b) Triển khai và tham gia các hoạt động diệt lăng quăng (bọ gậy), diệt muỗi tại gia đình, trường học, địa phương, hướng dẫn cách tiêu diệu lăng quăng (bọ gậy) không cho muỗi sinh sản tại các bể và dụng cụ chứa nước, các vật dụng và đồ phế thải có thể đọng nước; chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền trạm y tế trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các bệnh dịch khác khi giao mùa.

c) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy, UBND thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo về phòng, chống dich COVID-19 trong trạng thái bình thường mới. Nêu cao tinh thần chủ động, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

d) Đối với các hoạt động ngoại khóa, thể dục, thể thao, thi đấu ngoài trời, thể thao dưới… khi thời tiết giao mùa: phải đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi tham gia, tránh trường học sốc nhiệt hay thay đổi môi trường đột ngột của hoạt hoạt động bơi lội và phải có đội ngũ y tế thường trực tại các hoạt động thi đấu thể thao; không được tổ chức các hoạt động ngoài trời, thể thao dưới nước trong điều kiện thời tiết xấu ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.

7. Đảm bảo hệ thống chiếu sáng trường học

Rà soát, kiểm tra, sữa chữa, bổ sung hệ thống chiếu sáng tại các phòng học, thư viện, phòng học bộ môn, phòng làm việc… đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định.


 Trên đây là kế hoạch tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trường học, Hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận, đoàn thể triển khai thực hiện nghiêm túc./.

Nơi nhận:                                                      

- Công đoàn, Đoàn TN;                                                       

- TTCM, TTVP, GVCN;

- HT, PHT;

- Lưu: VT, VP.