Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TÀI LIỆU - VĂN BẢN

Kế hoạch tăng cường hiệu lực, hiệu quả về thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRẦN PHÚ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

 

 

Số: 62/KH-THPTTP

 

 

Đà Nẵng, ngày 27 tháng 3 năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở giáo dục

trên địa bàn thành phố 


            Thực hiện Công văn số 687/SGDĐT-CTrTT  ngày 15 tháng 03 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả, hiệu lực, hiệu quả về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, trường THPT Trần Phú xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

1. Quán triệt triển khai, thực hiện hiệu quả các nội dung Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đến tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố; nghiêm túc phổ biến đến toàn thể cán bộ quản lý, học sinh các nội dung Luật Trẻ em 2016, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; hướng dẫn học sinh sử dụng mạng an toàn hiệu quả trong chương trình giáo dục tin học, đặc biệt là kỹ năng phòng tránh xâm hại trên môi trường mạng. Trang bị kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ học sinh, chú trọng nhóm học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; trang bị cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kỹ năng xử lý tình huống trong phòng, chống xâm hại trẻ em; thiết lập kênh cung cấp thông tin về phòng, chống xâm hại trẻ em cho các bậc cha, mẹ học sinh.

3. Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học; đánh giá kết quả và tham mưu tiếp tục thực hiện tốt các nội dung tại Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12//2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác xã hội trong trường học.

4. Tổ chức kiểm tra chuyên đề về thực hiện chỉ đạo công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, công tác phòng, tránh xâm hại trẻ em; xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nếu để xảy ra các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em mà không có biện pháp phòng ngừa, xử lý.

5. Tổ chức các hoạt động đối thoại, trao đổi để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và phản ánh của học sinh; thiết lập đầu mối thông tin, thông báo tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động thông báo, phối hợp với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tại địa phương.

6. Chủ độông báo cáo kịp thời về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Chính trị, tư tưởng tiếp nhận) và các ban, ngành, đoàn thể liên quan các vụ việc vi phạm đến trẻ em, thiết lập hồ sơ công việc để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra hằng năm.

Trên đây là Kế hoạch tăng cường hiệu lực, hiệu quả, hiệu lực, hiệu quả về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, Hiệu trưởng yêu cầu CBGVNV và học sinh triển khai thực hiện nghiêm túc./.

 

Nơi nhận:                                                                    

- Công đoàn, Đoàn TN;                                                                                

- TTCM, TTVP, GVCN;

- HT, PHT;

- Lưu: VT, VP.