TIN BÀI BỘ MÔN - Hóa học
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ KHỐI 11 NĂM 2017 – 2018
A. TRẮC NGHIỆM
I. ANKAN
Câu 1: Các nhận xét dưới đây nhận xét nào sai?
A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2
B. Những hidrocacbon mạch hở trong phân tử chỉ có các liên kết đơn là ankan
C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử
D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol 2 ankan được 9,45 g H2O. Sục hỗn hợp sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là :
A. 37,5 g. B. 52,5 g. C. 15 g. D. 42,5 g.
Câu 3: ứng với công thức phân tử C5H12 có bao nhiêu đồng phân mạch cấu tạo ?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 4: Chất: CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2CH3. Có tên gọi thay thế là
A. 2,2-đimetylpentan B. 2,3-đimetylpentan C. 2,2,3-trimetylpentan D. 2,2,3-trimetylbutan.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở, liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 25,2g H2O. Công thức phân tử hai chất trên là:
A. CH4 và C2H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H6 và C4H8 D. C4H8 và C4H10
Câu 6: Ở điều kiện thường, các hiđrocacbon ở thể khí gồm các hiđrocacbon có:
A. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 4 B. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 5
C. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 6 D. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 7
Câu 7: Cho các chất sau: CH3–CH2–CH2 –CH3 (1); CH3 –CH2–CH3 (2) ; CH3 – CH(CH3) –CH3 (3) ; H2O (4).
Nhiệt độ sôi sắp xếp theo chiều tăng dần là:
A. (1) , (2), (3), (4). B. (4), (1) , (2), (3). C. (2), (3), (1), (4). D. (1), (4), (2), (3).
Câu 8: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ?
A. Phản ứng thế B. Phản ứng tách C. Phản ứng cộng D. Phản ứng cháy
Câu 9: Khi đun muối CH3COONa với NaOH/CaO thu được hiđrocacbon có tên ?
A. metan B. Etan C. Propan D. Butan
Câu 10: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là:
A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít.
Câu 11: Tại sao trong các ống xả khí của động cơ đôt trong, bếp dầu, bóng đèn dầu thường có muội đen?
A. Vì xăng dầu là các ankan có hàm lượng cacbon nhỏ nên khi cháy không hoàn toàn dễ sinh ra muội than.
B. Vì bụi bẩn lâu ngày bám vào.
C. Vì xăng dầu còn dư bám vào.
D. Vì xăng dầu là các ankan có hàm lượng cacbon cao nên khi cháy không hoàn toàn dễ sinh ra muội than.
Câu 12: Xác định công thức cấu tạo đúng của C6H14,biết rằng khi tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 chỉ cho hai sản phẩm thế
A. CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3. B. CH3-C(CH3)2-CH2-CH3.
C. CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3. D. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3.
Câu 13: Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1:1 về số mol. Sản phẩm thế monoclo dễ hình thành nhất ?
A. CH3 – CH(Cl) – CH(CH3)2. B. CH3 – CH2 – C(Cl)(CH3)2.
C. (CH3)2 – CH – CH2 – CH2 – Cl. D. CH3 – CH(CH3) – CH2 – Cl.
Câu 14: Monoclo hóa các hidrocacbon dưới đây. Chất nào tạo được nhiều sản phẩm thế nhất ?
A. pentan. B. isopentan. C. neopentan. D. butan.
Câu 15: Tỉ khối hơi của một hỗn hợp khí gồm metan và etan so với không khí bằng 0,6. Hỏi phải dùng bao nhiêu lit khí oxi để đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp khí trên ? ( thể tích khí đo ở cùng điều kiện)
A. 6,45 lít. B. 10,05 lít. C. 8,25 lít. D. 6,3 lít.
Câu 16: Đốt cháy m gam hiđrocabon A thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 4,32 g H2O. Giá trị của m và Công thức phân tử của A là :
A. 1,92 g và CH4 B. 19,2 g và CH4 C. 9,6 g và C2H6 D. 1,68 g và C2H6
II. ANKEN
Câu 1: Propen tham gia phản ứng cộng với HCl cho sản phẩm chính là chất nào dưới đây?
A. 1 – clopropan B. 1 – clopropen C. 2 – clopropan D. 2 – clopropen
Câu 2: Tổng số đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với CTPT của C5H10 là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Tiến hành p/ư dehidro hóa butan ta có thể thu được bao nhiêu anken là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 4: Khí metan có lẫn tạp chất là etilen, dung dịch chất nào sau đây có thể dùng để tinh chế metan?
A. Nước brom B. Nước vôi trong C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch NaOH
Câu 5: Anken nào sau đây tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất ?
A. CH2=CH – CH2 – CH3 B. CH2=C(CH3)2 C. CH3 – CH = CH – CH3 D. CH2 = CH – CH3.
Câu 6: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH (H2SO4 đặc, t0 ≥ 1700C) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Chọn một trong số các chất sau để loại bỏ SO2 và CO2.
A. dd Br2 dư B. dd NaOH dư C. dd Na2CO3 dư D. dd KMnO4 loãng, dư
Câu 7: Khí Etilen được điều chế thường có lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi H2O. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách nào dưới đây ?
A. dẫn hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch brom dư
B. dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch NaCl dư
C. dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dd NaOH dư và bình đựng CaO
D. dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dd H2SO4 đặc.
Câu 8: Khi cộng HBr vào 2–metylbut–2–en theo tỉ lệ 1:1, số lượng sản phẩm thu được là bao nhiêu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Đem hỗn hợp các đồng phân mạch hở của C4H8 cộng hợp với H2O ( H+, t0) thì thu được tối đa số sản phẩm cộng là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Vậy m có giá trị là:
A. 2 gam B. 4 gam C. 6 gam D. 8 gam
Câu 11: Cho 0,896 lít (đktc) hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp lội qua dung dịch Br2 dư. Sau phản ứng thấy bình đựng dung dịch Br2 tăng thêm 2,0 gam. CTPT của hai anken là:
A. C2H4, C3H6 B. C3H6, C4H8 C. C4H8, C5H10 D. C5H10, C6H12
Câu 12: Khi Crăckinh V lít butan được hỗn hợp A chỉ gồm các anken và ankan. Tỉ khối hơi của hỗn hợp A so với H2 bằng 21,75. Hiệu suất của phản ứng Crăckinh butan là bao nhiêu?
A. 33,33% B. 50.33% C. 46,67% D. 66,67%
Câu 13: Tiến hành trùng hợp 1mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen (PE) thu được là
A. 85% và 23,8 gam B. 77,5 % và 22,4 gam C. 77,5% và 21,7 gam D. 70% và 23,8 gam
Câu 14:Trong phòng thí nghiệm, etilen được điều chế theo phương trình:
C2H5OH CH2=CH2 + H2O. Người ta thu được hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 13,5. Hiệu suất của phản ứng trên là?
A. 69,39% B. 70,37% C. 53,33% D. 43,33%.
III. ANKAĐIEN
Câu 1: Chất nào sau đây là ankađien liên hợp ?
A. Propan. B. etilen. C. buta-1,3-đien. D. anlen.
Câu 2: Thực hiện phản ứng cộng theo tỉ lệ mol 1:1 giữa 2-metylbuta-1,3-đien với HBr thì có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm khác nhau?
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 3: Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su Buna có cấu tạo là ?
A. (-CH2-CH-CH-CH2-)n. B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
C. (-CH2-CH-CH=CH2-)n. D. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.
Câu 4: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 5: Chất tham gia phản ứng trùng hợp để tạo polime dùng tạo caosu là ?
A. Propan. B. etilen. C. Isopren. D. pentan.
Câu 6: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br. C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 7: Thực hiện phản ứng cộng theo tỉ lệ mol 1:1 giữa 2-metylbuta-1,3-đien với Br2 thì có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm khác nhau?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
IV. ANKIN
Câu 1: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tham gia phản ứng với AgNO3/NH3 là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 2: Metylaxetilen là tên gọi thông thường của chất nào sau đây ?
A. CH ≡ CH B. CH3-C ≡ CH C. CH3-CH = CH2 D. CH2=CH2.
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở có công thức phân tử C5H8 tác dụng với H2 dư ( Ni, t0) thu được sản phẩm là iso pentan ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Phản ứng nào sau đây không tạo ra sản phẩm chính tương ứng ?
A. CH ≡ CH + H2 CH2=CH2
B. CH≡CH+2AgNO3+2NH3 CAg≡CAg+2NH4NO3
C. CH3- C ≡ CH + B2 CH3-CBr2-CHBr2
D. CH≡C-CH=CH2 + H2 CH2=CH-CH=CH2.
Câu 5: Cho hỗn hợp khí gồm: propen, propin, propan và axetilen sục qua dung dịch brom (dư). Khí còn lại thoát ra khỏi bình là ? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. propen. B. propan. C. axetilen. D. propin.
Câu 6: Dãy các chất nào sau đây khi cho tác dụng với H2 dư ( Ni, to) đều cho một sản phẩm giống nhau:
A. but-2-in, but-1-en, buta-1,3- đien. B. isopren, but-2-in, buta-1,3- đien.
C. but-2-en, isopren, but-1-en. D. propen, pent-1-in, isopren.
Câu 7: Để phân biệt propen, propin, propan. Người ta dùng các thuốc thử nào đây:
A. dd AgNO3/NH3 và Ca(OH)2. B. dd KMnO4/ khí H2.
C. dd AgNO3/NH3 và dd KMnO4. D. dd Br2và KMnO4.
Câu 8: Trong PTN khí C2H2 được điều chế từ chất nào sau đây?
A. Al4C3. B. CaC2. C. CH4. D. C2H4.
Câu 9: Để phản ứng xảy ra theo hướng: CHCH + HCl CH2 = CHCl. Điều kiện phản ứng như thế nào ?
A. Ni, t0 B. Pd/PbCO3, t0 C. HgCl2, 2000C D. Ánh sáng.
Câu 10: Khí nào sau đây người ta thường dùng trong hàn xì kim loại ?
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6.
Câu 11: Hai câu sau đúng sai như thế nào?
I. Khi đốt cháy ankin sẽ thu được số mol CO2 > số mol H2O
II. Khi đốt cháy một hiđrocacbon X mà thu được số mol CO2 > số mol H2O thì X là ankin?
A. I & II đều đúng B. I đúng, II sai C. I sai, II đúng D. I & II đều sai
Câu 12: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 18,60 g. B. 18,96 g. C. 20,40 g. D. 16,80 g.
Câu 13: Cho 8,82 gam hỗn hợp X gồm propen và axetilen tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch Br2 1M. Khối lượng propen có trong hỗn hợp đầu gần với giá trị
A. 3,38 B. 3,78 C. 4,12 D. 4,62
Câu 14: Hỗn hợp X gồm hai ankin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 11,4 gam. CTPT của hai ankin đó là
A. C2H2, C3H4 B. C3H4, C4H6 C. C4H6, C5H8 D. C5H8, C6H10.
Câu 15: Hỗn hợp B gồm C2H6; C3H6 và C2H2. Cho 14g hh B tác dụng với dd NH3 có chứa AgNO3 dư thì thu được 24 g kết tủa. Mặt khác nếu cho 1,792 lit hh B tác dụng với dd Br2 dư thì có 12,8g Br2 đã p/ư. Tỷ khối của B với H2 là
A. 17,5 B. 18,6 C. 20,6 D. 18,4
Câu 16: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. X được nung trong bình kín có xúc tác là Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y, Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Br2 aM. Giá trị của a là
A. 5 B. 3 C. 2,5 D. 2
V. HIDROCACBON THƠM
Câu 1: Hiđrocacbon thơm A có CTPT là C8H10. Biết khi clo hóa A thu được bốn dẫn xuất monoclo. A là:
A. etylbenzen B. p-xilen. C. m-xilen D. o-xilen.
Câu 2: Ứng với Công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hidrocacbon thơm
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 3: Cho các chất (1) benzen ; (2) toluen; (3) hex -1-en; (4) p-xilen. Dãy gồm các hidrocacbon thơm là
A. (2), (3). B. (1), (2). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng: C6H6 C6H5C2H5C6H5-CH=CH2. Từ 10 tấn benzen điều chế được tối đa bao nhiêu tấn stiren. Biết hiệu suất của mỗi quá quá trình bằng 80% ?
A. 10,67. B. 8,53. C. 16,67. D. 20,83.
Câu 5: Phản ứng benzen tác dụng với clo tạo C6H6Cl6 xảy ra trong điều kiện có xúc tác là
A. ánh sáng. B. CCl4. C. nước. D. bột Fe.
Câu 6: Đồng đẳng benzen có CTPT C9H12 tác dụng với HNO3 đặc (H2SO4 đặc) theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra 1 dẫn xuất mononitrobenzen duy nhất. Chất X là
A. m-etylmetylbenzen. B. Cumen. C. p-etylmetylbenzen. D. 1,3,5-trimetylbenzen.
Câu 7: Phản ứng nào có thể chứng tỏ benzen có tính chất của hdrocacbon no ?
A. dung dịch nước Br2. B. Phản ứng nitro hoá.
C. Phản ứng cháy, toả nhiều nhiệt. D. Khí H2 (Ni,t0).
Câu 8: Xét sơ đồ phản ứng: A → B → TNT (thuốc nổ). A và B lần lượt là
A. toluen và heptan. B. benzen và toluen.
C. hexan và toluen. D. metylbenzen và benzen.
Câu 9: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzen, stiren, etylbenzen?
A. dung dịch Br2. B. dung dịch KMnO4. C. Oxi không khí. D. dung dịch HCl.
Câu 10: Cho các mệnh đề:
(a) Stiren là không phải đồng đẳng của benzen. (b) Stiren làm mất màu dung dịch brom.
(c) Stiren có tên gọi khác là vinylbenzen. (d) Stiren vừa có tính không no, vừa có tính thơm.
(e) Stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. Số mệnh đề đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
VI. ANCOL
Câu 1. Số ancol bậc II là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O là
A. 4. B. 1 C. 8. D. 3
Câu 2. Số ancol thơm khi bị oxi hoá tạo anđêhit có công thức phân tử C8H10O là
A. 4. B. 5 C. 2. D. 3
Câu 3. Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là
A. NaOH, Na, HBr . B. CuO, KOH, HBr C. Na, HBr, CuO. D. Na, HBr, Na2CO3 .
Câu 4. Theo danh pháp thay thế hợp chất HOCH(CH3)CH2CH(CH3)2 có tên gọi là
A. 4-metylpentan-2-ol B. 2-metylpentan-2-ol C. 4,4-đimetylbutan-2-ol D. 1,3-đimetylbutan-1-ol
Câu 5: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất:
A. C2H5Cl B. C2H5OH C. CH3OH D. CH3OCH3
Câu 6: Khi tách nước từ: 3-metylbutan-2-ol, sản phẩm chính thu được là
A. 2-metylbut-3-en. B. 2-metylbut-2-en. C. 3-metylbut-2-en. D. 3-metylbut-1-en.
Câu 7: Ancol nào dưới đây khó bị oxi hoá nhất
A. 2-metylbutan-2-ol B. 3-metylbutan-2-ol C. 3-metylbutan-1-ol D. ancol tert-butylic
Câu 8: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH. (b) HOCH2-CH2-CH2OH. (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH. (d) CH3-CH(OH)-CH2OH.
(e) CH3-CH2OH. (f) CH3-O-CH2CH3. Các chất tác dụng được với Cu(OH)2 là:
A. (a), (c), (d). B. (c), (d), (f). C. (a), (b), (c). D. (c), (d), (e).
Câu 9. Một chai ancol etylic có nhãn ghi 450 có nghĩa là
A. cứ 55ml nước thì có 45ml ancol nguyên chất. B. cứ 100g dung dịch thì có 45g ancol nguyên chất.
C. cứ 100g dung dịch thì có 45ml ancol nguyên chất. D. cứ 100ml nước thì có 45ml ancol nguyên chất.
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 11,20. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 11: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na, thu được 3,36 lít khí ở đktc. Hai ancol đó là
A. C3H5OH và C4H7OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4 H9OH. D. CH3OH và C2H5OH
Câu 12: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là
A. 56. B. 70. C. 28. D. 42.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 11,20. B. 14,56. C. 4,48. D. 15,68.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là
A. 6,50 gam. B. 7,85 gam. C. 7,40 gam. D. 5,60 gam.
Câu 15: Oxi hoá 7,68 gam CH3OH bằng CuO, t0 thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Lấy 1/2 lượng X tác dụng với Na dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị V là
A. 5,376 lít. B. 2,688 lít. C. 1,344 lít. D. 0,672 lít.
Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:
A. m = 2a – V/22,4. B. m = 2a – V/11,2. C. m = a + V/5,6. D. m = a – V/5,6
VII. PHENOL
Câu 1: Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là:
A. Na, dung dịch brom B. Dung dịch brom, Cu(OH)2
C. Cu(OH)2, dung dịch NaOH D. Dung dịch brom, quì tím
Câu 2: Phát biểu Sai về phenol (C6H5OH) là
A. Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
B. Phenol có tính axít nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
C. Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
D. Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
Câu 3: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là:
A. nước brom, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch NaOH.
B. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
C. nước brom, dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
D. nước brom, kim loại Na, dung dịch NaOH
Câu 4: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. Na kim loại. B. H2 (Ni, nung nóng). C. dung dịch NaOH. D. nước Br2.
Câu 5: Cho phản ứng: phenol + Br2 (dư) sản phẩm hữu cơ thu được là
A. m-bromphenol và o-bromphenol. B. 2,4,6-tribromphenol
C. m-bromphenol và p-bromphenol. D. o-bromphenol và p-bromphenol.
Câu 6: Cho sơ đồ: Hai chất hữu cơ Y, Z lần lượt là:
A. C6H6(OH)6, C6H6Cl6. B. C6H4(OH)2