Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Tin học

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN:TIN HỌC 11 NĂM HỌC: 2019 - 2020

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

TỔ: TIN HỌC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN:TIN HỌC 11

NĂM HỌC: 2019 - 2020

A. HÌNH THỨC KIỂM TRA: trắc nghiệm 70%, tự luận: 30%.

B. NỘI DUNG KIỂM TRA.

I. PHẦN LÝ THUYẾT.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Bài 1:  Khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình

Khái niệm lập trình - Công dụng của chương trình dịch - phân biệt 2 loại chương trình dịch: thông dịch và biên dịch.

Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

1. Các thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.

2. Qui tắt đặt tên trong Turbo Pascal. Phân biệt 3 loại tên: tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt.

3. Khái niệm hằng và biến. Phân biệt 3 loại hằng: hằng số, hằng xâu, hằng lôgic.

CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN.

Bài 3: Cấu trúc chương trình

Cấu trúc chung của một chương trình - Các thành phần của chương trình.

Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn

Tên, bộ nhớ lưu trữ, phạm vi giá trị của 4 kiểu dữ liệu chuẩn dùng cho biến đơn trong Pascal: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu lôgic.

Bài 5: Khai báo biến

Khai báo, cách tính bộ nhớ cấp phát cho khai báo biến.

Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

1. Phép toán số học với số nguyên, số thực trong Pascal.

2. Biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức lôgic.

3. Một số hàm số học chuẩn.

Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

1. Nhập dữ liệu vào từ bàn phím read/ readln: cú pháp, giải thích hoạt động.

2. Đưa dữ liệu ra màn hình write/ writeln: cú pháp, giải thích hoạt động.

Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Các thao tác và phím tắt để soạn thảo một chương trình viết bằng Pascal

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP.

Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

1. Cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh If then dạng thiếu và dạng đủ.

2. Câu lệnh ghép là gì? Cú pháp câu lệnh ghép trong Pascal.

Bài 10: Cấu trúc lặp

1. Cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh For-do dạng tiến và lùi.

2. Cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh While-do.

3. Đọc hiểu các đoạn lệnh Pascal dùng để: tính tổng, tổng chẵn, tổng lẻ trong phạm vi từ 1 đến N; tổng thoả điều kiện nào đó,...

Bài 11: Kiểu mảng một chiều

1. Khai báo theo 2 cách trực tiếp và gián tiếp: Cú pháp, giải thích thành phần.

2. Xác định các thành phần khi xây dựng mảng một chiều.

II. PHẦN TỰ LUẬN: Xác định bài toán và viết chương trình Pascal về mảng một chiều.

Một số bài toán xử lý mảng: tính tổng, tổng chẵn, tổng lẻ, đếm chẵn, đếm lẻ (hoặc theo điều kiên nào đó), tìm max, min,... trong N phần tử của mảng A.