Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Ngữ văn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 11

Trường THPT Trần Phú – Đà Nẵng

Tổ: Ngữ văn

 

Năm học 2019 – 2020 - Học kì II

Ngữ văn 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

 

I. GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP

            1. Đọc – hiểu: (3 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

(Lưu ý: Văn bản có thể là đoạn thơ hoặc đoạn văn xuôi; trong chương trình hoặc ngoài chương trình Ngữ văn 11)

- Các phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Xác định biện pháp tu từ và phân tích tác dụng trong văn bản.

- Xác định thao tác lập luận trong văn bản.

- Xác định ý nghĩa của câu văn, câu thơ trong văn bản.

- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về một sự việc, chi tiết trong văn bản.

2. Làm văn: Nghị luận văn học (7.0 điểm)

- Vội vàng – Xuân Diệu

- Chiều tối – Hồ Chí Minh

 

II. MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN PHẦN ĐỌC HIỂU

  1. 1.      Phương thức biểu đạt: Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt

 

 

 

Mục đích, đặc điểm

1

TỰ SỰ

- Kể lại, thuật lại sự việc

- Có cốt truyện, nhân vật, sự việc… có ngôi kể thích hợp

2

BIỂU CẢM

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh

- Sử dụng kiểu câu cảm thán, câu hỏi tu từ và từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng

3

MIÊU TẢ

- Qua ngôn ngữ làm cho làm cho sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt

- Câu văn giàu hình ảnh

4

THUYẾT MINH

- Cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về sự vật, hiện tượng

- Mang tính khách quan, trung thực, hấp dẫn

5

NGHỊ LUẬN

- Bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

- Dùng lập luận, lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người khác tin theo, làm theo

6

ĐIỀU HÀNH

Điều hành xã hội, cầu khiến hoặc kiến nghị…

 

 

2. Biện pháp tu từ:

 

Biện pháp

 tu từ

Đặc điểm

Hiệu quả nghệ thuật

(Tác dụng nghệ thuật)

1. So sánh

Đối  chiếu  sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét giống nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

2. Ẩn dụ

Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

 

Cách diễn đạt  mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

3. Nhân hóa

 Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người.

 

Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

4. Hoán dụ

Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của sự vật ,hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó

 

Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

5.             Điệp từ/ngữ/cấu trúc

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ, ngữ (hoặc câu).

Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

 

Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm

6. Nói giảm, nói tránh

Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển

Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng

7. Thậm xưng (phóng đại)

Phóng đại qui mô tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

 

Tô đậm ấn tượng về…

8. Câu hỏi tu từ

Là loại câu hỏi đặc biệt không nhằm mục đích lấy thông tin mà nhằm thể hiện 1 tâm trạng,1cảm xúc.

 

Bộc lộ cảm xúc

9. Đảo ngữ

Là biện pháp thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu văn.

 

Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…

10. Đối

Đối giữa 2 dòng thơ 2 hình ảnh, 2 sự việc trái ngược nhau.

Tạo sự cân đối

11. Im lặng (…)

thể hiện cảm xúc sâu lắng miên man, những điều khó nói.

 

Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

12. Liệt kê

là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.

Diễn tả cụ thể, toàn điện

13. Chơi chữ

Cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.

 

  1. 3.      Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ

III. PHẦN LÀM VĂN

1. Bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu)

a. Tác giả

-       Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.

-       Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.

-       Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

-       Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú.

b. Tác phẩm

Xuất xứ: In trong tập Thơ thơ (1938) - tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

c. Nội dung

c.1. Tình yêu cuộc sống tha thiết

- Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng: “Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn”: khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.

=> Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.

-  Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên:

        Bướm ong dập dìu

         Chim chóc ca hót

         Lá non phơ phất trên cành.

         Hoa nở trên đồng nội

=> Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.

         Điệp ngữ: này đây kết hợp với hình ảnh,âm thanh, màu sắc:

Tuần tháng mật.

Hoa … xanh rì 

Lá cành tơ …

Yến anh … khúc tình si

Ánh sáng chớp hàng mi

       So sánh: tháng giêng ngon như cặp môi gần: táo bạo. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó 1 tình yêu rạo rực, đắm say ngây ngất.

=> Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian - “một thiên đàng trần thế”

-Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.

c.2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người

-       Xuân Diệu lại cho rằng:

Xuân đương tới - đương qua

Xuân còn non - sẽ già

=>thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Thời gian tuyến tính => Xuân Diệu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian.

- Cái nhìn động:

        Xuân Diêu cảm nhận sự mất mát ngay chính sinh mệnh mình.

Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

…tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại

=> Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng, tuổi trẻ đẹp nhất của đời mỗi người. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian. Thời gian mất nghĩa là tuổi trẻ cũng mất =>

Cảm nhận sâu sắc, thấm thía.

      Hình ảnh sự vật: 

Cơn gió xinh … phải bay đi

Chim rộn ràng … đứt tiếng reo.

=>tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt.

-  Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ.

=> Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn.

=>sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quí đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng).

c.3. Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình

Cảm xúc tràn trề, ào ạt khiến Xuân Diệu sử dụng ngôn từ đặc biệt.

-       Nghệ thuật điệp cú theo lối tăng tiến:

Ta muốn: ôm, riết, say, thâu, cắn

=>cao trào của cảm xúc mãnh liệt

-       Điệp

Liên từ: và … và.

           Giới từ + trạng thái: 

Chếnh choáng

Đã đầy

No nê

- Tính từ chỉ xuân sắc: mơn mởn, thời tươi.

=> Những biện pháp trên thể hiện cái “tôi” đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái “tôi” điển hình cho thời đại mới, một cái “tôi” tài năng thiết tha giao cảm với đời.

- Nhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.

d. Nghệ thuật

-       Sự kết hợp giữa, mạch cảm xúc và, mạch luận lí.

-       Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.

-       Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.

2. Bài thơ “Chiều tối” ( Hồ Chí Minh )

a. Tìm hiểu chung

a.1. Tác giả

-       Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

-       Quê: Nam Đàn - Nghệ An.

-       Gia đình: Nhà nho yêu nước.

-       Bản thân: Thông minh, yêu nước và thương dân sâu sắc.

-       Sự nghiệp văn học: Phong phú, đặc sắc.

a.2. Tác phẩm

* Tập thơ “Nhật kí trong tù”

Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật kí trong tù”:

- Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây.

-  Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay lấy tên là “Ngục trung nhật kí”. Năm 1960, tập thơ được dịch ra tiếng Việt và có tên là “Nhật kí trong tù”.

*. Bài thơ “Chiều tối”

- Vị trí: Bài thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”

-  Hoàn cảnh sáng tác: Trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.

b. Đọc - hiểu văn bản

b1. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

b.2. Đọc – hiểu theo bố cục

Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ

* Bức tranh thiên nhiên:

-       Không gian: Rộng lớn, thinh vắng → làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật

-       Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày→ mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi

-       Điểm nhìn: Từ dưới lên cao → phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.

-       Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh:

      Chim mỏi: Biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận từ trạng thái bên trong của sự vật.

        Chòm mây: Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.

- So với bản phiên âm: “Cô vân” dịch thành “chòm mây” → dịch chưa sát, bản dịch làm mất đi tính chất cô độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.

- “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ” → chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải, lững lờ không muốn trôi của áng mây.

* Nhân vật trữ tình

      Ung dung tự tại

           Hòa nhập với thiên nhiên

      Tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh

      Yêu tự do.

=> Tiểu kết

-       Đề tài, hình ảnh quen thuộc, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

-       Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển.

 

Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người.

* Bức tranh đời sống

-       Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ:

        Điểm nhìn: trên trời → mặt đất.

        Thời gian: chiều muộn → tối. 

        Không gian: rộng (núi rừng) → hẹp (xóm núi).

        Hình ảnh: thiên nhiên → con người lao động. 

→ Hình ảnh con người lao động trở thành trung tâm của bức tranh.

=> Lao động vất vả nhưng tự do, khoẻ khoắn.

-       Điệp vòng: “ma bao túc” – “bao túc ma”:

         Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô;

         Nhịp điệu lao động hăng say;

         Vòng quay của thời gian, không gian;

         Đem lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống.

-       So với bản phiên âm:

         Chữ “thiếu nữ” dịch thành “cô em” chưa thật phù hợp. 

         Dịch thừa chữ “tối” → làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ “ý tại ngôn ngoại”.

-       Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ:

         “hồng” - của ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xay ngô

         “hồng” - màu hồng của ngọn lửa cách mạng luôn thôi thúc Bác không bỏ cuộc;

         “hồng” – màu hồng của niềm tin tưởng, sự lạc quan luôn cháy trong tim Bác.

→ Chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo, cô đơn.

* Vẻ đẹp tâm hồn tác giả

         Lạc quan, yêu đời

         Yêu lao động

         Ý chí, nghị lực phi thường;

         Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình

=> Tiểu kết:

Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ra thật gần gũi, tươi vui.


3. Tổng kết

a. Nội dung

Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.

b. Nghệ thuật

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.

                                                                        NHÓM VĂN 11