Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Xã hội

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020

          MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

  1. 1.       Mục đích yêu cầu

-     Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức kĩ năng của học sinh sau khi học xong cá chủ đề: các nước Đông Nam Á và Ấn Độ; Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000); Quan hệ quốc tế (1945 – 2000); cách mạng KHCN và xu thế toàn cầu hóa.

- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để có biện pháp dạy học thích hợp.

- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.

- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.

- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.

2. Hình thức kiểm tra: 100% trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, với 04 mã đề, mỗi mã đề 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm; mức độ kiến thức: 5 điểm nhận biết, 3 điểm thông hiểu, 2 điểm vận dụng.

3. Ma trận đề

Phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:

Chủ đề: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (1 bài)

Chủ đề: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) (3 bài).

Chủ đề: Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) (1 bài).

Chủ đề: Cách mạng KHCN và xu thế toàn cầu hóa (1 bài).

Trên cơ sở phân phối số bài (09 tiết) như trên, kết hợp với việc xác định kiến thức trọng tâm, chuẩn kiến thức kĩ năng, chương trình giảm tải, tổ thống nhất xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:

Chủ đề/
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

I. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

- Trình bày được những nét chung về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á, mốc chính của cách mạng Lào và Cămpuchia (1945 – 1991), nhóm 5 nước sáng lập Asean, sự ra đời và phát triển của Asean.

- Trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ, công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ sau khi giành độc lập cho đến nay.

- Hiều được các biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và biến đổi nào quan trọng nhất.

- Hiểu được ý nghĩa về thắng lợi của các nước ĐNA trong cuộc đấu tranh giành độc lập; hiểu được mục đích của công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

 

- Sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN trong việc tiêu diệt Khơ me đỏ.

- Hiện nay VN đang tiến hành công nghiệp hóa đất nước theo hướng nào.

 

 

1,0 điểm - 4 câu TN
Tỉ lệ: 10 %

0,5 điểm - 2 câu TN 
Tỉ lệ: 5,0 %

0,5 điểm - 2câu Tỉ lệ: 5,0 %

 

II.  Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

- Biết được tình hình kinh tế, thành tựu KHKT, chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay.

- Trình bày được các sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu (EU).

- Đánh giá được sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay; làm rõ kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản cũng chịu tác động của biến động thế giới.

- Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản phát triển.

 

-     Những việc làm của Mĩ trong việc thực thi Chiến lược toàn cầu.

-      Mĩ đã có những biện pháp gì để thực hiện khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

-  Để thực hiện nổ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với sức mạng kinh tế, Nhật Bản đã làm gì.

 

2,0 điểm - 8 câu

Tỉ lệ: 20 %

1,0 điểm - 4 câu
Tỉ lệ: 10%

 

0,75 điểm - 3 câu
Tỉ lệ: 7,5 %
 

III. Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

- Trình bày được những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội.

- Hiểu được từ những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây và các sự kiện tiêu biểu.

- Biết được sau năm 1991, thế giới đã diễn ra nhiều thay đổi to lớn và phát triển theo các xu thế chính.

- Hiểu được mẫu thuẫn Đông – Tây là mẫu thuẫn về hệ tư tưởng.

- Mẫu thuẫn Đông – Tây đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới.

- Mâu thuẫn Đông – Tây là nguyên nhân làm cho vị trí siêu cương Xô – Mĩ bị suy giảm.

- Tham vọng của Mĩ trong việc vươn lên bá chủ thế giới hiện nay rất khó khăn, đầy thách thức.

- Hiểu được mục đích của các quốc gia hiện nay đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế.

 - Vì sao xu thế đa cực là xu thế nổi bật nhất của thế giới hiện nay.

 

 

1,0 điểm - 4 câu
Tỉ lệ: 10 %

 1,0 điểm – 4 câu

Tỉ lệ 10%

 0,25 điểm – 1 câu

 Tỉ lệ 2,5%

 

IV. Cách mạng KHCN và xu thế toàn cầu hóa

-   Nêu được nguồn gốc, đặc điểm của cuộc cách mạng KHKT – CN.

-   Nắm được thế nào là toàn cầu hóa, những biểu hiện của toàn cầu hóa.

-   Hiểu được cuộc cách mạng KHKT – CN ngày nay diễn ra mạnh mẽ là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao của con người.

-   Vì sao khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiêp.

-   Hiểu được mặt tích cực, hạn chế của toàn cầu hóa.

-  Nêu được một vài sự kiện chứng tỏ VN đang nổ lực tham gia vào toàn cầu hóa hiện nay.

 

 

1,0 điêm – 4 câu

Tỉ lệ 10%

0,5 điểm – 2 câu

Tỉ lệ 5,0%

0,5 điểm – 2 câu

Tỉ lệ 5,0%

 

TỔNG

5,0 điểm - 20 câu
Tỉ lệ: 50 %

3,0 điểm - 12 câu Tỉ lệ: 30 %

1,25 điểm - 5 câu Tỉ lệ: 12,5% %

0,75 điểm -  3 câu Tỉ lệ: 7,5 %

-        Hết -