Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Hóa học

Tài liệu tự ôn tập đợt 3 khối 10

BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN


Bài 1:
 Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với nhau (môi trường có đủ):

         a) HBr +NaI                                      b) AgNO3+ZnBr2                                        c) p) HCl + K2SO3

      d) HCl+Fe(OH)2                               e) KCl+AgNO3                                                             f) CuSO4+KI                                             

      g) Pb(NO3)2+ZnBr2                                      h) HCl + FeO                                              i) NaCl + I2                                                                    

         k) KBr + Cl2                                                      l) KI + Cl2 m) HCl + CaCO3

      o) KF + AgNO3                                              p) HBr + NaOH                                           q) KBr + I2

Bài 2:  Bằng các phương trình phản ứng hãy chứng minh axit clohiđric có thể tham gia các phản ứng với vai trò là:

       a) Chất khử.                                 b) Chất oxi hóa.                                                     c) Chất trao đổi (trong phản ứng trao đổi).

Bài 3: Hãy giải thích:

      a) Khí clo ẩm có tính tẩy màu? clo khô có tính tẩy màu không?

      b) Có thể điều chế được nước clo, nhưng không thể điều chế được nước flo?

      c) Không dùng chai, lọ bằng thuỷ tinh để đựng dd axit HF?

Bài 4: a) Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi đưa mẩu giấy mầu tẩm ướt vào bình đựng khí clo ?

      b) Viết ptpứ chứng minh brom có tính oxi hóa yếu hơn clo và mạnh hơn iot?

Bài 5: Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:

      a) HCl  Cl2 FeCl3  NaCl HCl  CuCl2  AgCl  Ag

      b) Cl2 HCl FeCl3 AgCl Cl2 Br2 I2 ZnI2

      c) MnO2 Cl2 KClO3 KCl  Cl2  CaOCl2

Bài 6: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:

      a) NaF, NaCl, NaBr, NaI                                   b) NaCl, HCl, NaOH, Na2SO4, H2SO4

      c) NaOH, NaCl, HCl, NaNO3, KI                     d) NaCl, HCl, NaNO3, HNO3, Ba(OH)2

Bài  7: Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư sinh ra khí clo tác dụng tối thiểu với bao nhiêu gam sắt ?      

           

Bài 8: Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng hết với axit clohidric đặc. Khí thu được sau phản ứng được dẫn vào 200ml dung dịch NaOH 1M.

Tính nồng độ mol/l của các chất thu được sau phản ứng (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

 

Bài 9: Cho 8 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6%thu được 4,48 lít H2 (đktc).

      a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

      b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.

      c) Tính C% các muối trong dung dịch sau phản ứng.

 

Bài 10: Cho m gam hỗn hợp X gồm ZnS và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 18,25% thu được 6,72 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro là 9 (đo ở đktc).

      a) Xác định m

      b) Tính C% các chất tan trong dung dịch sau phản ứng.

 

Bài 11: Hòa tan 16,15 gam hỗn hợp 2 muối NaX, NaY ( X, Y là 2 nguyên tố Halogen không phải Flo) vào dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 33,15 gam kết tủa và dung dịch A, cô cạn A được m gam muối khan, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

      a. Tính m.

      b. Xác định công thức của 2 muối trong 3 trường hợp :

      TH1 : Hai halogen ở 2 chu kì liên nhau.

      TH2 : 2 muối NaX và NaY có số mol bằng nhau.

      TH3 : Khối lượng phân tử muối này bằng 1,76 lần muối kia.