Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Tin học

Tài liệu tự ôn tập khối 11(13/3/2020)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TIN HỌC LỚP 11

(Năm học 2019 – 2020)

Bài tập dành cho học sinh khối 11 ôn tập trong kỳ nghỉ chống dịch Covid-19

Hãy chọn phương án đúng nhất:

Câu 1:Trong biểu thức số học có các phép toán. Phép toán nào được thực hiện trước?


A. Phép cộng, phép trừ                         

C. Phép nhân, phép chia

B. Phép toán trong ngoặc                   

D. Phép chia nguyên (div)


Câu 2:   Biểu thức điều kiện (trong TP) để xác định cả M và N đồng thời không chia hết cho 3 là?

A. (M DIV 3<>0) AND (N DIV3<>0)            C. ( M DIV 3<>0) OR ( N MOD 3 <>0)

B. (M MOD 3<>0) AND (N MOD 3<>0)  D. ( M MOD 3<>0) OR (N MOD 3<>0)

Câu 3: Cú pháp biểu diễn cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ là?

A. If <điều kiện> then <câu lệnh 1 > ELSE  <câu lệnh 2>;  

B. If <điều kiện> then <câu lệnh 1> ;esle <câu lệnh 2>;     

C. If <điều kiện> then <câu lệnh>;

D. If <điều kiện> ;then <câu lệnh >;

Câu 4: Một chương trình Pascal viết theo cấu trúc tuần tự, mỗi lệnh được thực hiện ít nhất mấy lần?

A. 0                 B. 1                             C. 2                             D. 3

Câu 5: Một chương trình Pascal viết theo cấu trúc rẽ nhánh, mỗi lệnh được thực hiện ít nhất mấy lần?

A. 0                 B. 1                             C. 2                             D. 3

Câu 6: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc nào sau đây dùng để mô tả thao tác lặp với số lần chưa biết trước?

A. If <điều kiện> then <câu lệnh>;

B. While <điều kiện> do <câu lệnh>;

C. For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

D. For <biến đếm>:= <giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;

Câu 7: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cấu trúc nào sau đây dùng để mô tả thao tác lặp với số lần biết trước?

A. If <điều kiện> then <câu lệnh>;

B. While <điều kiện> do <câu lệnh>;

C. For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

D. For <biến đếm>:= <giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;

Câu 8: Trong cấu trúc câu lệnh: For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>; thì:

A.  <giá trị đầu> luôn lớn hơn <giá trị cuối>

B.  <giá trị đầu> luôn nhỏ hơn hoặc bằng <giá trị cuối>

C.   <giá trị đầu> luôn lớn hơn hoặc bằng  <giá trị cuối>

D.  <giá trị đầu> luôn bằng <giá trị cuối>

Câu 9: Trong cấu trúc câu lệnh: For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>; thì kiểu dữ liệu của biến đếm là? A. Số thực.   

B. Số nguyên hoặc kiểu kí tự.

C. Kiểu logic                         

D. Kiểu xâu

Cho đoạn chương trình sau: Hãy trả lời các câu hỏi từ Câu 10 đến Câu 15:

Var i, n, dem: byte;                                                                              (1)

B: Array[1..100] of integer;                                                                   (2)

Begin                                                                                                  

    Write('Nhap n='); Readln(n);                                                          (3)

    For i:=1 to n do                                                                               (4)

Begin

            Write(‘Nhap so thu:’, i, ‘=’); Readln(B[i]);                            (5)

End;

    dem:=0;                                                                                           (6)

    For i:=1 to n do                                                                               (7)

         If B[i] mod 5= 0 then dem:= dem+1;                                                (8)

         Write(‘so phan tu trong mang B co gia tri chia het cho 5 la:’,dem) ;      (9)

    Readln

End.

Câu 10: Trong đoạn chương trình trên, tên biến mảng một chiều là?

A. dem                    B. i                                            C. B                                            D. n

Câu 11: Trong đoạn chương trình trên, biến mảng một chiều được khai báo theo cách:

A. Trực tiếp            B.  Gián tiếp                                            C. Cả trực và gián tiếp.                                     D. Trung gian

Câu 12: Trong đoạn chương trình trên, số lượng phần tử tối đa của mảng một chiều được khai báo là?

A. n                         B. 100                                            C. i                                            D. 5

Câu 13: Trong đoạn chương trình trên, biến dem được khai báo để đưa ra màn hình kết quả là:

A. Số phần tử của mảng B

B. Tổng các phần tử trong mảng B có giá trị chia hết cho 5

C. Số phần tử trong mảng B có giá trị chia hết cho 5.

D. Số phần tử của mảng B có chỉ số chia hết cho 5

Câu 14: Trong đoạn chương trình trên, những câu lệnh dùng để xử lí mảng 1 chiều B là?

A. (1,2,3)                B. (6,7,8)                                            C. (5,6,7,8)                                            D. (3,4,5)

Câu 15: Trong đoạn chương trình trên, đoạn lệnh nào dùng để nhập giá trị cho mảng 1 chiều B?

A. (1,2,3)                B. (6,7,8)                                            C. (5,6,7,8)                                            D. (3,4,5)

Câu 16: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo nào sau đây là sai khi khai báo biến S là xâu kí tự?

A. var S: string[200];                                      C. var S: string[20];

B. var S: string 26;                                          D. var S: string;          

Câu 17: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu không có kí tự nào gọi là?

            A. Xâu không                                                             C. Xâu trắng

            B. Xâu rỗng                                                                 D. Không phải là xâu kí tự

Câu 18: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu và mảng một chiều có sự liên quan như thế nào?

A. Xâu là một mảng một chiều mà mỗi phần tử là một số nguyên

B. Xâu là một mảng một chiều mà mỗi phần tử là một số thực

C. Xâu và mảng một chiều không có mối quan hệ nhau

D. Xâu là một mảng một chiều có tối đa 255 phần tử mà mỗi phần tử là một kí tự trong bộ mã ASCII

Câu 19: Cho xâu S:= ‘Hoc sinh xuat sac nam hoc’, kết quả của hàm length(S) là?


A. 20

B. 19

C. 24

D. 25


Câu 20: Cho xâu S= ‘Pascal  khong qua kho’  và cho biết L là biến kiểu số nguyên, giá trị của L là bao nhiêu sau khi thực hiện các lệnh sau: Delete(S, 14, 4); L:=Length(S);

A. ‘13’                         B. ‘14’                         C. ‘15’                         D. ‘16’