Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN BÀI BỘ MÔN - Vật lí

Tài liệu tự ôn tập khối 11(13/3/2020)

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ TỔ VẬT LÍ

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG IV- TỪ TRƯỜNG

 

Câu1 :     Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và

A. tác dụng lực hút lên các vật.                                                                                 B. tác dụng lực điện lên điện tích.

C. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.                                                                                 D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.

Câu2 :     Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

  1. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
  2. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
  3. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
    1. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
    2. Các đường sức là các đường tròn;
    3. Mặt phẳng chứa các đường sức thì vuông góc với dây dẫn;
    4. Chiều các đường sức được xác định bởi quy tắc bàn tay trái;
      1. Chiều các đường sức không phụ thuộc chiều dòng dòng điện.

Câu3 :     Đặc điểm nào sau đây không phải của các đường sức từ biểu diễn từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

Câu4 :     Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

  1. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;
  2. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;
  3. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;
    1. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu5 :     Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng.                                                                                 B. song song.

C. thẳng song song.                                                                                 D. thẳng song song và cách đều nhau.

Câu6 :     Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?

  1. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;
  2. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;
  3. Trùng với hướng của từ trường;
    1. Có đơn vị là Tesla.

Câu7 :     Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ.                                                                                 B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.                                                                                 D. điện trở dây dẫn.

Câu8 :     Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;
  2. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;
  3. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;
    1. Song song với các đường sức từ.

Câu9 :     Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều

A. từ phải sang trái.                                                                                 B. từ trái sang phải.

C. từ trên xuống dưới.                                                                                 D. từ dưới lên trên.

Câu10: Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng  lên dây dẫn

A. tăng 2 lần.                          B. tăng 4 lần.                                               C. không đổi.                                               D. giảm 2 lần.

Câu11: Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là

A. 18 N.                                 B. 1,8 N.                                               C. 1800 N.                                               D. 0 N.

Câu12: Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là

A. 19,2 N. B. 1920 N.           C. 1,92 N.                                               D. 0 N.

Câu13: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10 A, dặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là

A. 0,50.                                   B. 300.                                               C. 450.                                               D. 600.

Câu14: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 2 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực từ 8 N. Nếu dòng điện qua dây dẫn là 0,5 A thì nó chịu một lực từ có độ lớn là

A. 0,5 N.                                B. 2 N.                                               C. 4 N.                                               D. 32 N.

Câu15:  Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A chịu một lực từ 5 N. Sau đó cường độ dòng điện thay  đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã

A. tăng thêm 4,5 A.               B. tăng thêm 6 A.                                               C. giảm bớt 4,5 A.                                               D. giảm bớt 6 A.

Câu16: Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài?

A. phụ thuộc bản chất dây dẫn;                                                                                 B. phụ thuộc môi trường xung quanh;

C. phụ thuộc hình dạng dây dẫn;                                                                                 D. phụ thuộc độ lớn dòng điện.

Câu17: Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?

A. vuông góc với dây dẫn;     B. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện;

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn;

D. tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

Câu18: Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ

A. tăng 4 lần.                          B. không đổi.                                               C. tăng 2 lần.                                               D. giảm 4 lần.

Câu19: Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không phụ thuộc

A. bán kính dây.                                                                                 B. bán kính vòng dây.

C. cường độ dòng điện chạy trong dây.                                                                                 C. môi trường xung quanh.

Câu20: Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây

A. không đổi.                         B. tăng 2 lần.                                               C. tăng 4 lần.                                               D. giảm 2 lần.

Câu21: Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc

A. chiều dài ống dây.                                                                                 B. số vòng dây của ống.

C. đường kính ống.                                                                                 D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống.

Câu22: Khi cường độ dòng điện giảm 2 lần và đường kính ống dây tăng 2 lần nhưng số vòng dây và chiều dài ống không đổi thì cảm ứng từ sinh bởi dòng điện trong ống dây

A. giảm 2 lần.                         B. tăng 2 lần.                                               C. không đổi.                                               D. tăng 4 lần.