Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

GIỚI THIỆU SÁCH

GƯƠNG HIẾU HỌC THỜI XƯA

GƯƠNG HIẾU HỌC THỜI XƯA

 

                                                          Tác giả: TRỊNH MẠNH

 

  • Năm xuất bản: 2009
  • Đơn vị xuất bản: NXB Giáo dục
  • Số trang: 192

 

 

Để  hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời” hôm nay thư viện kính giới thiệu đến quí thầy cô cùng các em học sinh bộ sách “gương hiếu học thời xưa” do tác giả Trịnh Mạnh biên soạn, Sách được Nxb Giáo dục phát hành. Bộ sách gồm 5 chương được chia làm 2 tập.

          Dân tộc ViệtNamta là dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học. Những tấm gương hiếu học của Ông Cha ta phần lớn đã được ghi vào sử sách, song cũng có nhiều tấm gương còn ít được biết đến.

          Quá trình lịch sử dựng nước hào hùng chống ngoại xâm và giữ nước của dân tộc ta đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài, xuất thân của mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Đó là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ chúng ta ngày nay noi theo. Chính tinh thần hiếu học ấy, cộng thêm ý chí đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để học thành tài và đỗ đạt cao trong các kì thi. Nhưng  hơn hết những tấm gương ấy cũng tự trau dồi và rèn luyện để trở thành những nhân cách đạo đức lớn, đã góp sức mình để giúp dân, giúp nước và được sử sách lưu danh muôn đời như những người có công đối với dân tộc.

Trong 2 tập sách có 109 tấm gương hiếu học, tự học sáng ngời được viết ra  rất kỹ lưỡng - như Khương Công Phụ - người đỗ tiến sỹ đầu tiên của nước ta; Nguyễn Hiền- Vị Trạng nguyên 13 tuổi; Bảng nhãn Lê Văn Hưu- nhà sử học nổi tiếng; Nguyễn Văn Nghi- nhờ học thêm trong dân trở thành người giỏi, thầy dạy 2 vua (Lê Anh Tông và Lê Thế Tông); Trương Vĩnh Ký- tự học để thành tài.v.v.

Ông Bùi Xương Trạch là một trong những tấm gương nổi bật ấy, ông sinh năm 1438 người làng Thịnh Liệt huyện Thanh Trì, Hà Nội. Là con một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ ông đã quen việc đồng án. Bố mẹ cho đi học nhưng ông vẫn rất chăm làm. Khi đi bừa, ông mang sách buộc vào tay bừa để vừa bừa vừa ôn bài. Nhà nghèo không có đèn thắp, đến mùa có đom đóm, ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách. Ông đã từng đỗ đạt cao trong các kì thi và đã giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám(Hiệu trưởng)…

Cao Bá Quát nổi tiếng "văn hay chữ tốt", nói đến ông không ai không nhớ đến câu  thơ: “Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán”.

Cao Bá Quát (1818-1855), quê ở làng Phú Thị, thuộc Gia Lâm là anh em sinh đôi với Cao Bá Đạt. Ngay từ nhỏ hai anh em ông Quát đều có tiếng học giỏi. Ông nổi tiếng hay chữ từ thuở nhỏ, chưa đầy 10 tuổi đã biết làm thơ phú, 14 tuổi đã biết làm đủ mọi thể văn. Trong tập sách này ghi lại nhiều mẫu chuyện về ông như: Bài thơ con voi, câu đối khi bị trói, thương người nên gặp nạn, còn lại tiếng thơm… Cao Bá Quát đã để lại cho đời một tập thơ chữ Hán điêu luyện, giàu tình cảm và là                              một tấm gương hiếu học sáng ngời.

Cụ Hỳnh Thúc Kháng sinh năm Bính Tí (1876) huyện Tiên phước Tỉnh Quảng Nam. Cụ là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức. Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1800 trang cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời sau.

Bộ sách “ Gương hiếu học thời xưa” là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô cùng các em học sinh  trong quá trình giảng dạy và học tập. Đồng thời còn cung cấp cho người đọc tài liệu và kiến thức về các nhân vật lịch sử việtNamđể hiểu thêm về lịch sử nước nhà. Tăng thêm lòng hiếu học cho bản thân. Mỗi người đọc có thể rút ra những kinh nghiệm, những bài học quí báu và để rèn luyện cho bản thân mình.

          Hi vọng bộ sách sẽ đem lại cho thầy cô giáo cùng các em học sinh những bài học bổ ích. Để tìm hiểu sâu hơn về bộ sách, xin mời quí thầy cô cùng toàn thể các em học sinh hãy tìm đọc tại thư viện nhà trường.

          Xin cảm ơn quý thầy cô cùng các em học sinh đã chú ý lắng nghe.