Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN TỨC - CHI BỘ

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KẾT NẠP ĐẢNG

Tải file tại đây!



HƯỚNG DẪN NỘI DUNG TẬP HUẤN

 

I/CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN CHÚ Ý KHI THỰC HIỆN QUY TRÌNH, THỦ TỤC KẾT NẠP ĐẢNG

 

1. Khai Lý lịch của người xin vào Đảng: 

a/Yêu cầu: tự khai lý lịch trung thực, rõ ràng, không tẩy xóa, không sữa chữa, không viết các dòng, đặc biệt không nhờ người khác viết hộ

b/Nội dung khai:

- Bản thân: khai đầy đủ, trung thực rõ ràng quá trình hoạt động của bản thân từng thời kỳ: khai rõ từ thời niên thiếu cho đến ngày tham gia hoạt động xã hội, quá trình công tác cho đến thời điểm hiện nay.

+ Tên, năm sinh: khai đúng với giấy khai sinh hoặc CMND

+ Nơi sinh, Quê quán: ghi đầy đủ xã, huyện, tỉnh như trong giấy khai sinh (nếu thay đổi địa giới hành chính thì ghi cả cũ và mới).

+ Ghi đầy đủ nơi thường trú và nơi tạm trú.

+ Trình độ hiện nay: ghi đầy đủ nội dung gồm trình độ học vấn,  trình độ chuyên môn, nghề nghiệp bản thân hiện nay( Nếu chưa tốt nghiệp cấp ba thì phải kèm theo bằng tốt nghiệp cấp 2)

- Quan hệ gia đình: phải khai đầy đủ các người thân và lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ như sau:

+ Ông bà: Nội, ngoại của bản thân và của chổng(vợ)

+ Cha mẹ đẻ và cha mẹ chồng(hoặc vợ)

+ Chồng(hoặc vợ); Anh chị em ruột của bản thân và của vợ(hoặc chồng). Nếu chưa lập gia đình thì ghi: hiện nay chưa lập gia đình.
+ Các con(nếu lập gia đình mà chưa có con thì khai hiện nay chưa có con). Nếu con từ 18 tuổi trở lên phải ghi rõ lịch sử chính trị và chính trị hiện nay.

+ Anh chị em ruột của bản thân và của chồng(vợ), nếu không có các đối tượng này thì ghi: không có anh chị em

+ Chú bác, cô; dì cậu(chỉ khai bên ruột): đối tượng này chỉ cần khai rõ: họ và tên, năm sinh, nơi thường trú; hiện làm gì, ở đâu; thái độ chính trị hiện nay. Nếu có tham gia chế độ cũ thì ghi: thời điểm tham gia, chức vụ, cấp bậc, đơn vị cuối cùng.

2. Thẩm tra, xác minh người xin vào Đảng:

- Trước khi đi thẩm tra, xác minh chi bộ, cấp ủy cần kiểm tra lý lịch, đóng dấu giáp lai toàn bộ các trang trong lý lịch và ảnh; không nhận xét, chứng nhận, ký tên vào lý lịch của người vào đảng khi chưa có kết quả thẩm tra.

- Không cử người vào đảng hoặc người thân của người vào đảng đi thẩm tra lý lịch.

- Lưu ý: Để tránh tình trạng cấp ủy nơi đến thẩm tra nhận xét một cách chung chung,  thì cấp ủy, chi bộ nơi có người vào đảng khi gởi công văn hoặc cử đảng viên đi thẩm tra lý lịch phải ghi rõ ràng, cụ thể nội dung và đối tượng cần thẩm tra (bằng văn văn bản), để cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra biết, dễ nhận xét, kết luận về đối tượng cần thẩm tra.

ví dụ: thẩm tra lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng của quần chúng Nguyễn Văn A…

- Phương pháp thẩm tra:

+ Nếu người vào đảng có cha, mẹ ruột, anh, chị, em ruột (hoặc cha, mẹ vợ (chồng), chồng(hoặc vợ), anh chị em vợ (chồng) là đảng viên thì đi đối chiếu lý lịch (nơi lưu hồ sơ đảng viên) và xác minh lịch sử hiện nay (nơi hiện đang cư trú). Nếu cùng một lúc có cha, mẹ, anh chị em, chồng(hoặc vợ) là đảng viên thì trình tự ưu tiên thẩm tra như sau: Đối chiếu hồ sơ đảng viên cha mẹ trước; chồng(vợ); anh, chị em.

+ Nếu người vào đảng có cha, mẹ ruột, anh, chị, em ruột hoặc cha, mẹ vợ (chồng), chồng(vợ), anh chị em vợ (chồng) không có ai là đảng viên thì xác minh Cha, mẹ ruột và cha, mẹ vợ (chồng), chồng(vợ) lịch sử chính trị và chính trị hiện nay (nghĩa là từ lúc sinh ra lớn lên và hiện cư trú làm ăn ở đâu).

+ Nội dung nào chưa rõ, cần phải thẩm tra làm rõ.

Việc thẩm tra phải được ghi rõ trong hồ sơ các đối tượng sau: Bản thân; Cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng(hoặc vợ), chồng(vợ), các con; anh chị em ruột của bản thân và chồng(vợ).

Ví dụ: Đảng ủy(chi bộ) A xác nhận:

Lý lịch xin vào đảng của quần chúng Nguyễn Văn A có khai về bản thân và gia đình như sau:

Về lịch sử chính trị cha mẹ ruột, cha mẹ chồng, chồng như trong lý lịch là đúng. Hiện nay cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng(vợ), chồng(vợ) hoặc vợ chấp hành tốt (hoặc không tốt, ghi lý do vi phạm…)chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước tại địa phương….

Ban thân quần chúng Nguyễn Văn A………chấp hành tốt chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước….(phần này nếu đã có nhận xét cấp ủy nơi cư trú theo mẫu thì không nhất thiết phải ghi)

 

 

3. Thủ tục, hồ sơ của người xin vào đảng:

Phải đầy đủ các thủ tục hồ sơ theo mẫu quy định của Trung ương, bao gồm:

- Lý lịch người xin vào đảng(dán ảnh và giáp lai ảnh)

- Giấy chứng nhận học lớp nhận thức Đảng(.

- Đơn xin vào Đảng (cá nhân người xin vào đảng tự khai).

- Giấy giới thiệu người vào đảng (là đảng viên chính thức được phân công kèm cập, nhận xét kết nạp đảng)(2 đảng viên)

- Nghị quyết giới thiệu Đoàn viên ưu tú vào Đảng (nếu còn trong độ tuổi đoàn hoặc quá tuổi đoàn nhưng chưa trưởng thành  đoàn)(thay cho 1 đảng viên chính thức giúp đỡ)

- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên công đoàn vào đảng (áp dụng mẫu này khi người vào đảng còn trong độ tuổi đoàn nhưng không có tổ chức đoàn thanh niên nơi người đó công tác).

-  Tổng hợp ý kiến nhận xét(Bí thư hoặc PBT ký)

+ Ý kiến nhận xét “NhËn xÐt cña tæ chøc ®oµn thÓ n¬i c«ng t¸ccña ng­êi xin vµo §¶ng(tổ chức đoàn thể cơ sở nhận xét)

+Ý kiến nhận xét "NhËn xÐt cña Chi uû n¬i c­ tró ®èi víi ng­êi xin vµo ®¶ng"). (mẫu này cấp ủy đi lấy đối với nơi cư trú của cá nhân người vào đảng, nên kèm mẫu này với việc xác minh lý lịch người xin vào Đảng). Sau khi có 02 Ý kiến nhận xét này thì cấp ủy làm Tổng hợp ý kiến nhận xét.

-  Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ (Bí thư hoặc PBT ký)

-  Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên Cấp ủy cơ sở (Bí thư ký)

 

* Các thủ tục trên cần phải làm theo trình tự thời gian