Văn bản pháp quy
Thời khóa biểu
Lịch làm việc

TIN TỨC - CÔNG ĐOÀN

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ VỚI HOẠT ĐỘNG KỈ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ VỚI HOẠT ĐỘNG KỈ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

(27-7-1947 – 27 – 7- 2022)

                                                                                              Phan Văn Quang

Với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta, nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ, được sự chỉ đạo của Cấp ủy chi bộ, chính quyền nhà trường, Công đoàn trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) tổ chức những hoạt động thiết thực nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc gắn với các hoạt động thăm hỏi sức khỏe một số bà mẹ Việt Nam Anh hùng hiện đang sinh sống trên địa bàn quận Hải Châu, giáo viên là thương binh đã từng công tác tại trường THPT Trần Phú; phối hợp với Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên tổ chức giao lưu, gặp mặt đối với thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ là giáo viên đã, đang công tác tại nhà trường.

Mở đầu cho chuỗi hoạt động nêu trên, ngày 21-7-2022 đại diện Ban giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường đã đến thăm hỏi, trao quà cho 2 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đó là mẹ Lê Thị Thời (40 Hải Phòng), mẹ Đỗ Thị Hòe (K40/08 Yên Bái) và 3 thương bình là cán bộ, giáo viên đã từng công tác tại trường... Buổi thăm hỏi đã để lại ấn tượng tốt đẹp, niềm vui và cả xúc động trong lòng mỗi người, bởi hai mẹ năm nay đã trên trăm tuổi, sức khỏe ổn định, được con cháu chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo, chính quyền và các tổ chức đoàn thể quan tâm đã làm vơi đi phần nào mất mát, hy sinh của các mẹ cho độc lập dân tộc, tự do của nhân dân.

Chiều tối ngày 25-7-2022 buổi giao lưu, gặp mặt thương binh, thân nhân của thương binh, liệt sĩ là giáo viên đã, đang công tác tại trường diễn ra trong bầu không khí, ấm cúng, gia đình.

Bằng lối dẫn chuyện chân thực, cô Phạm Thị Ánh Tuyết đã đưa chúng ta sống lại một thời hào hùng, một thời bão lửa của thời kì thành niên Việt Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Mở đầu câu chuyện bằng lời tâm tình, chia sẽ của cô Hồ Thị Thảo Nguyên – phụ trách nhà trường gửi tới thầy cô giáo là thương binh và thân nhân thương binh, liệt sĩ lời chức sức khỏe, lòng bày tỏ biết ơn sâu sắc đến quý vị đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiêp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Đáp lại sự hy sinh to lớn đó, trong năm qua nhà trường đã nổ lực thi đua dạy tốt học tốt gặt hái được nhiều thành tích trong sự nghiệp “trồng người”, chất lượng giáo dục hai mặt năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp năm 2021 – 2022 đạt 100%, cơ sở vật chất được mua sắm đầy đủ, đội ngũ giáo viên được kiện toàn đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổng thông 2018.

 

Nối tiếp lời phát biểu của lãnh đạo nhà trường là những chia sẽ của đại diện Ban Chấp hành công đoàn khẳng định về giá trị to lớn của độc lập tự do không có gì quý hơn, để có được độc lập tự do của dân tộc, trong 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã hy sinh không biết bao nhiêu xương máu mới có được nền hòa bình của hôm nay. Chiến tranh đã qua gần 50 năm, nhưng vẫn còn nhiều thân nhân chưa tìm được hài cốt liệt sĩ, nhiều người con không bao giờ còn nhìn thấy mặt cha, nhiều người vợ “hòa thành vọng phu”, những cơn đau hành hạ thương binh, bệnh binh trong mỗi khi trái gió, trở trời đeo bám họ theo cùng năm tháng!

Sự mất mát của chiến tranh là vậy, sau hòa bình với bản lĩnh của bộ đội cụ Hồ và nghị lực “tàn nhưng không phế” nhiều thương binh đã trở thành nhà giáo tham gia vào “cuộc chiến” đem lại con chữ cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài, đối với trường chúng ta có thầy Nguyễn Quang Long, thầy Bùi Ngọc Thiên, thầy Phan Văn Ngọc… là những biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần phụng sự Tổ quốc, hết mực vì nước, vì dân.

 

Cảm xúc của vị đại diện của Đoàn Thanh niên được trình bày ở một góc độ khác, với cách nhìn, cách cảm của tuổi trẻ được thể hiện bằng lòng biết ơn các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hy sinh xương máu hay một phần thân thể cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua câu chuyện kể của các thầy giáo về những ngày tháng tham gia chiến đấu trên chiến trường, những cơn đau hành hạ trong những lần trở gió nhưng cũng phải bước lên bục giảng hay câu chuyện của một thân nhân liệt sĩ khi lần cuối được gặp ba rồi từ đó mãi mãi không bao giờ được gặp lại đã tái hiện trong chúng em những biểu tượng chân thật về sự khốc liệt và mất mát quá lớn của chiến tranh, về giáo trị của hòa bình…

Sau những hồi tưởng về một thời đã qua, là những ca khúc đi cùng năm tháng đến từ khách mời trong buổi gặp mặt làm sống lại một thời đạn bom, một thời hào hùng. Phần trình bày các ca khúc đều do “ca sĩ” nghiệp dư thể hiện nhưng đã chạm đến trái tim người nghe, bởi thông qua ca từ trong từng ca khúc tái hiện lại một thời khói lửa của chiến tranh, như Thời hoa đỏ; sự mất mát hy sinh thầm lặng của người vợ, người mẹ khi tiễn chồng, con ra mặt trận rồi không bao giờ trở lại trong chùm ca khúc Me, Đất nước tôi hay một minh chứng về nghị lực phí thường của những thương binh là nhà giáo mang đến con chữ cho trẻ em vùng sâu, vùng xa qua ca khúc Vết chân tròn trên cát

Những hy sinh mất mát của thương bình, liệt sĩ, thân nhân thương binh, liệt sĩ không một từ ngữ nào có thể diễn tả hết, không có một việc làm nào có thể bù đắp để quên đi nỗi đau. Nhưng có môt điều chúng ta đã làm, đang làm, phải làm đó là ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn với nhiệm vụ chính trị của người giáo viên, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đó là lời hứa và quyết tâm chung của chính quyền, đoàn thể nhà trường trước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước thương binh, thân nhân của thương binh, liệt sĩ là giáo viên tham gia trong trong buổi giao lưu.

Khép lại buổi gặp mặt là ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Như một lời chia tay” do cô Phạm Thị Ánh Tuyết trình bày như một lời tạm biệt để rồi ngày mai gặp lại, buổi gắp mặt hôm nay sẽ là kỉ niệm không phai trong mỗi chúng ta.